Trước con cù China manh động và
.... nhiều hơn thế nữa. Hà Hưng Quốc, Ph.D
28-05-2014
“Một ngày nào đó chúng ta
có thể phát hiện chính xác lý do tại sao phía Trung Quốc quyết định triển khai
giàn khoan cùng đội tàu đi kèm đến chỗ đó vào thời điểm này. Chúng ta biết rất
ít về cách mà những quyết định như thế được đưa ra.” (Dân Luận - Trung Quốc tính toán sai trong vụ
Giàn Khoan của Bill Hayton).
Những dòng này của Bill
Hayton cho thấy thế giới đang thắc mắc cái gì mới là lý do thực sự bên sau động
thái của Trung Cộng vào những ngày gần đây.
Chờ đến một ngày nào đó trong tương lai mới phát hiện chính xác lý do
thì có thể đã quá muộn, cho Việt Nam nói riêng và cho toàn vùng ĐNA nói chung.
Trung Cộng muốn trỗi dậy
và thật sự hóa rồng thì cần phải có khả năng ra tới biển xanh biểu dương sức
mạnh. Hiện giờ thì Trung Cộng vẫn còn là
con Cù China manh động đang bị nhốt trong ao.
Động thái mạnh mẽ của Trung Cộng trong những năm gần đây không có gì là
khó hiểu. Tất cả và bằng mọi giá Trung
Cộng phải đột phá để mở ra một thông đạo từ ao nhà tới biển xanh và một hành
lang chiến lược bảo đảm an ninh cho Cù China. Đó là cốt lõi của vấn đề. Đó là tầng nền tảng của các tầng chiến lược
Trung Cộng đã và đang thực hiện. Đó là trả lời cho câu hỏi “Trung Cộng thực sự
muốn gì ở Biển Đông?”
Chỉ có điều khó hiểu là
tại sao Trung Cộng lại chọn vào thời điểm này và đặt giàn khoan tại vị trí đó
với một đội tàu bảo vệ giàn khoan, một lực lượng hùng hậu có thể nói là chưa
từng có từ sau thế chiến.
Để mở được con đường ra
biển xanh và chủ động an ninh cho con đường chiến lược này, Trung Cộng nhất
định phải thâu tóm bán đảo Đông Dương trong tay. Với những diễn biến gần đây, và với tin tức
tình báo có độ khả tín cao, có thể dự đoán là Trung Cộng đang lặng lẽ tiến hành
một trục liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái.
Liên Minh này sẽ là lưỡi dao cắt đôi vòng đai tiếp cận Trung Quốc nhằm
phá chiến lược “bao vây tiếp cận” của Hoa Kỳ.
Nếu đúng như dự đoán, và
nếu họ thành công, Trung Cộng không những sẽ thao túng bán đảo Đông Dương mà
còn kiểm soát toàn bộ Nam Hải, Vịnh Thái Lan, một phần biển Andaman, uy hiếp
Việt Nam từ mọi phía và hội đủ yếu tố chiến lược để có thể triển khai chiến
tranh toàn vùng.
Tất cả và bằng mọi giá Trung Cộng phải đột phá để mở ra một
thông đạo từ ao nhà tới biển xanh và một hành lang chiến lược bảo đảm an ninh
cho Cù China
Trung Cộng đã nắm trọn
Campuchia trong tay sau khi đã nhổ đi những nhân vật quan trọng thân cận Việt
Nam. Đặc biệt là từ sau tai nạn máy bay ngày 9 tháng 11 năm 2008 giết chết Hok
Lundy, Tư Lệnh Cảnh Sát Campuchia, và Sok Sa Em, Phó Tư Lệnh Quân Đội
Campuchia, thì chính quyền Hunsen đã công khai trở mặt với Việt Nam và không
che dấu thế liên minh với Trung Cộng.
Tuy TT Hunsen từng là “gà nhà” của Việt Nam nhưng quan hệ đó đã rạn nứt
và xấu dần kể từ 2002.
Và trong lúc cả thế giới
hướng về Biển Đông dõi theo “China’s Mobil National Territory” HD 981 neo trong
lãnh hải Việt Nam và lo lắng về những hậu quả tiêu cực của động thái trên thì
Trung Cộng lặng lẽ thu tóm nước Lào, một đồng minh trung thành với Việt
Nam. Bốn nhân vật chóp bu do Việt Nam
đào tạo đã tử vong trong một tai nạn máy bay ngày 17 tháng 5 năm 2014, ngay sau
khi Thường Vạn Toàn, Ủy Viên Bộ Chính Trị và là Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung
Cộng, ghé thăm Lào. Cái chết của họ cũng
là cái chết của “Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu
Long”. Tuy cần một thời gian nữa mới
thấy rõ hậu quả của sự việc nhưng có thể nói ngay bây giờ rằng Lào đã chính
thức rớt vào tay Trung Cộng.
Tình hình biển Đông vẫn chưa dịu đi khi số lượng tàu Trung
Quốc đưa ra bảo vệ giàn khoan tiếp tục tăng thêm và không ngưng khiêu khích,
tân công tàu việt nam.
Cũng cần nhắc lại là ngày
25 tháng 5 năm 1998 cũng đã từng xảy ra một tai nạn máy bay quân sự tại Xiêng
Khoảng, Lào gây tử vong cho 20 sĩ quan Việt Nam trong đó có 5 tướng lĩnh và 5
đại tá: Đào Trọng Lịch, Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng, Thứ Trưởng Quốc
Phòng, UVTV Đảng Ủy Quân Sự Trung Ương ; Trần Tất Thanh, Trung Tướng Tư Lệnh
QK2; Trần Minh Thiệt, Thiếu Tướng Phó Tư Lệnh kiêm Tham Mưu Trưởng QK5; Phạm
Minh Thanh, Thiếu Tướng Cục Trưởng Cục Nhà Trường, Bộ Tổng Tham Mưu; Thiếu
Tướng Vũ Xuân Thuỷ; Đại Tá Hoàng Bình Quân; Đại Tá Lai Thế Cường Đại Tá Cao Tiến
Lãm, Đại Tá Ngô Quang Vinh, Đại Tá Lê Văn Hân.
Nhìn chung họ là những sĩ quan giàu kinh nghiệm chiến trường và nhiều
người từng là sĩ quan chỉ huy chống quân xâm lăng Trung Cộng tại mặt trận Vị
Xuyên, Hà Giang.
Trung Cộng đang lặng lẽ tiến hành một trục liên minh quân sự
Hoa-Lào-Miên-Thái. Liên Minh này sẽ là lưỡi dao cắt đôi vòng đai tiếp cận Trung
Quốc nhằm phá chiến lược “bao vây tiếp cận” của Hoa Kỳ.
xxx
Một tai nạn rơi máy bay
khác (không nhớ ngày tháng năm) đã giết chết đoàn cán bộ cao cấp vài chục người
của QĐNDVN trong chuyến công tác viếng thăm bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Và cách đây không lâu (không nhớ ngày tháng
năm) một máy bay bị rơi trên đường trở về đất liền trong chuyến công tác ủy lạo
chiến sĩ Trường Sa. Tai nạn này đã giết
chết rất nhiều sĩ quan tham mưu cao cấp của Quân Khu 5.
Dĩ nhiên không phải là
những sự cố ngẫu nhiên. Lại càng không
phải là tình cờ khi tất cả nạn nhân đều là
những sĩ quan giàu kinh nghiệm đang trấn giữ trọng địa sinh tử của Việt
Nam. Tuy là không thể trưng ra bằng
chứng cụ thể (và dù có bằng chứng cụ thể thì cũng không được phép công bố)
phương pháp “tai nạn rơi máy bay” dùng để thủ tiêu tập thể giới chức quân sự mà
Trung Cộng muốn trừ khử là phương tiện hiệu quả và dễ thực hiện hơn hết.
Thái Lan cũng không nằm
ngoài tầm tay khuynh đảo của Trung Cộng.
Mới đây Thái Lan đã đồng ý để cho Trung Cộng tiến hành xây dựng con kinh
đào Kra Isthmus. Theo bản tin ngày 13
tháng 3 năm 2014 của Menafn - SinoCast Daily Business Beat via COMTEX và ngày
14 tháng 3 năm 2014 của Global Time, một tập hợp đa công ty của Trung Cộng đã
khởi công, trong đó có Sany Heavy Industry Co., Ltd., Xuzhou Construction
Machinery Group Co., Ltd. và Guangxi Liugong Machinery Co., Ltd.. Về mặt kinh tế con kinh đào chiến lược này
chắc chắn sẽ mang lợi ích đến cho nhiều quốc gia, ngoại trừ những quốc gia
hưởng lợi lớn từ kinh đào Malacca. Nhưng
về mặt an ninh toàn vùng, một khi kinh đào Kra đã được đào xong và nằm trong tay của Trung Cộng thì nó lại là
một tai họa. Nếu như Thái Lan trong
những ngày tới cũng rớt vào bàn tay của Trung Cộng thì coi như lộ đồ thâu tóm
bán đảo Đông Dương đã thực hiện xong.
Âm mưu nắm lấy đường
không-địa dọc hành lang Đông Dương để một mặt (a) an ninh thủy lộ cho Cù China
ra biển hóa rồng, còn một mặt khác là (b) chuẩn bị cho chiến tranh thôn tính
trong tương lai
Hành lang chiến lược của
Trung Quốc đang hình thành và càng lúc càng hiện rõ.
Tại Koh Kong —một tỉnh
duyên hải của Campuchia nằm cạnh Tháí Lan và hướng ra vịnh, một địa điểm chiến
lược— Campuchia đã giao 36 ngàn hecta đất, bằng một nửa diện tích của
Singapore, cho Tập Đoàn Phát Triển Liên Hợp Thiên Tân (Union Group) với thời
gian 99 năm, dài hơn một đời người, để xây một “Ankor Watt trên biển” với dự án
Botum Sakok hơn 3 tỉ USD cộng thêm gần 10 ngàn hecta đất cho dự án xây đập thủy
điện. Một tiền đồn biển của Trung Cộng
đang mọc lên trên đất Campuchia, áp sát biên giới Thái Lan. Đúng như nhân viên kiểm lâm đã từng ngăn chận
phóng viên Reuters đi vào vùng đất này đã nói: “Đây là Trung Quốc.”
Tại Bokor —một cao nguyên
có độ cao trên một ngàn mét nằm sát biên giới Việt Nam nhìn ra vịnh Tháí Lan và
Biển Đông, cách cảng Kampongson 90 km, với những cao điểm quân sự và quân cảng
xung quanh như cao điểm 144, 146, 162 . . . và quân cảng Ream— Vườn Quốc Gia
Bokor, còn có tên là Preah Monivong National Park, đã bán cho Chinese
Corp. Bên trong khuôn viên của Bokor,
tập đoàn quốc doanh Sinohydro của Trung Cộng đã xây đập thủy điện Kamchay, nhấn
chìm hai ngàn hecta rừng. Trong quá khứ những giàn radar đã từng được đặt trên
đỉnh Bokor. Nơi đây cũng từng là thành
trì của Miên Đỏ. Không ai biết được hiện
giờ Trung Cộng đã cài đặt gì ở những nơi được khoanh vùng “của người Trung
Quốc.” Những giàn radar? Những giàn tên lửa? Những căn cứ bí mật? Một điều chắc chắn Bokor đang/sẽ là một tiền
đồn biển của Trung Cộng mọc lên trên đất Campuchia, áp sát biên giới Việt Nam.
Một nhà máy sản xuất sắt
thép và một tuyến đường sắt 400 km nối liền khu vực sản xuất thép trong tỉnh
Preah Vihear đến hải cảng Koh Kong, kinh phí trên 11 tỉ USD, cũng đã được ký
kết giữa Tập Đoàn Sắt, Thép và Hầm Mỏ Campuchia với Tập Đoàn Đường Sắt Trung
Quốc. Đồng thời các công ty Trung Cộng
cũng lên kế hoạch xây một tuyến đường sắt cao tốc 400 km từ đất Lào lên hướng
Vân Nam và đang thu xếp để ký hợp đồng xây một tuyến đường sắt khác với Thái
Lan. Một tuyến đường chiến lược nối liền
Vân Nam/ Côn Minh tới vịnh Thái Lan và nam Biển Đông đang hình thành. Thêm vào đó là QL78 dài 120 km, nối liền Vân
Nam với Thượng Lào, xuống Đông Bắc Campuchia, tới cảng Kompongsom nam
Campuchia, và nối với Tây Nguyên của Việt Nam ra tới biển. “Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng
biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam
xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay
(Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng
ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến
Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ
Lào.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn
Huy, 26/2/2012).
Trung Cộng có được ngày
hôm nay là do chính chính sách Strategic Engagement của Hoa Kỳ đã kéo nó lên từ
đáy vực của nghèo đói và lạc hậu. Đương nhiên là Hoa Kỳ phải trù liệu có một
ngày “nếu như Trung Cộng trỗi dậy không bằng con đường hợp tác và hoà bình thì
. . .
“Từ năm 1995, Bắc Kinh
tiến hành đề án xây dựng 5 Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special
Economic Zone) hay Khu chế xuất, và 14 Thành phố Hải cảng Mở, hay OCC (Open
Coastal Cities), dọc các bờ biển. . . . Bắc Kinh đã thành công trong việc gán
ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một
khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay,
Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.”
(Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy,
26/2/2012).
Như ông Chheang
Vannarith, Giám Đốc Cambodian Institute for Cooperation and Peace, nhận xét
“đối với Trung Quốc đây là vấn đề chiến lược, vì ở đằng sau là các vấn đề Biển
Đông và cả Ấn Độ Dương.”
Những náo nhiệt ở mặt
Biển Đông, thực có và hư có, là một phần trong chiến sách trá ngụy để Trung
Cộng thuận lợi tiến hành âm mưu nắm lấy đường không-địa dọc hành lang Đông
Dương để một mặt (a) an ninh thủy lộ cho Cù China ra biển hóa rồng, còn một mặt
khác là (b) chuẩn bị cho chiến tranh thôn tính trong tương lai.
Trong lúc đang viết bài
này thì đọc thấy tin tức cho biết quân đội Thái vừa làm một cuộc đảo chánh
nhanh gọn. Ngoài việc nền dân chủ non
trẻ của Thái Lan bị bức tử, tương lai của Thái Lan còn tùy thuộc vào thế lực
nào đứng sau chống lưng cho tướng lĩnh và động lực thực sự của họ. “Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh
đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng.
Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch
này.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn
Huy, 26/2/2012). Những ngày tới Thái Lan
sẽ còn phải đối diện với một chuỗi bảo bùng trước mặt!
Đồng thời cũng có tin tức
cho biết là Trung Cộng đang tập trung 300 ngàn quân sát biên giới Việt
Nam. Rất nhiều người lo ngại Trung Cộng
sẽ tấn công trên đất liền. Theo nhận định
cá nhân, không tin rằng Trung Cộng sẽ không làm vậy hoặc ít ra là chưa đến lúc. Giao chiến trên mặt biển hoặc xua chiến hạm
chiếm lấy một vài cứ điểm quân sự của Việt Nam ngoài biển có khả năng cao hơn
và có lợi hơn cho Trung Cộng.
Nếu họ tấn công Việt Nam
như năm 1979 thì người ta có phần nào nhẹ nhỏm vì nó cho thấy Trung Cộng vẫn
chưa đủ bản lĩnh. Một cuộc chiến như vậy
chỉ làm hao xương máu vô ích và không mở rộng toàn vùng. Trên đất liền Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn
để chống trả và chiến thắng Trung Quốc.
.....Hoa Kỳ là một quốc
gia có chiều dầy kinh nghiệm về sự trổi dậy và đã từng lần lượt quật ngã tất cả
siêu cường trong quá trình trổi dậy và chống trổi dậy.
Ngược lại, nếu chỉ động
binh doạ nạt và là một phần của chiến sách trá ngụy nhằm kéo sự quan sát của
thế giới theo hướng họ muốn để rảnh tay thực hiện ý đồ lớn hơn mới là điều thực
sự đáng lo ngại vừa lâu vừa dài. Và
trong vòng vài năm nữa, khi đã thực hiện xong liên minh quân sự
Hoa-Lào-Miên-Thái, nếu Trung Cộng manh động châm ngòi chiến tranh hoặc xua quân
thôn tính thì đó mới là cuộc chiến tốn nhiều xương máu và nhấn chìm toàn vùng
trong khủng hoảng.
Trên thực tế Trung Cộng
có thể thành công trong nỗ lực hình thành một liên minh quân sự
Hoa-Lào-Miên-Thái cắt đôi vòng đai bao vây tiếp cận của Hoa Kỳ. Đồng thời cũng có thể chính sự hung hãn của
Trung Cộng sẽ giúp cho một liên minh quân sự của ĐNA ra đời, đặc biệt là liên
minh quân sự của các quốc gia Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam và Phi Luật
Tân.
Một khi Trung Cộng đã
không thể độc chiếm Biển Đông thì chắc chắn không một quốc gia nào khác có
thể. Nếu đã thế tại sao các quốc gia
đang tranh chấp lãnh hãi (loại trừ Trung Cộng) không cùng nhau khai khác tài
nguyên tại những vùng tranh chấp và dùng nguồn lợi để thành lập quỹ Bảo An Biển
Đông? Nếu đã đạt được sự đồng thuận,
liên minh có thể dùng nguồn lợi còn nằm dưới biển làm “thế chấp” để “mướn” từ
nhiều cường quốc trên thế giới trong thời gian nhanh nhất “khí tài tuần tra và
an ninh biển” để trang bị cho lực lượng liên quân? Và có lẽ đây là giải pháp mà Trung Cộng sợ
nhất vì tính chính danh của nó và vì Trung Cộng không còn sự chọn lựa nào khác
ngoài con đường “trỗi dậy trong hoà bình” và “không thể” tiếp tục manh động với
lân bang.
Trung Cộng có được ngày
hôm nay là do chính chính sách Strategic Engagement của Hoa Kỳ đã kéo nó lên từ
đáy vực của nghèo đói và lạc hậu. Đương
nhiên là Hoa Kỳ phải trù liệu có một ngày “nếu như Trung Cộng trỗi dậy không
bằng con đường hợp tác và hoà bình thì . . .” Chính vì trù liệu này mà Hoa Kỳ
mới có những vòng đai “bao vây tiếp cận” và vòng đai “bao vây phi tiếp cận” phòng
khi bất trắc.
Một yếu tố khác càng quan
trọng hơn là Hoa Kỳ biết rất rõ nồi cơm của mình trong thể kỷ 21 và về sau nằm
ở Pacific Rim. Hoa Kỳ sẽ không để cho
bất cứ một nước nào đá mình ra khỏi vùng và giật lấy nồi cơm đó. Nó trở thành
là vấn đề sống chết của Hoa Kỳ. Tất cả
những hoài nghi về ý chí của Hoa Kỳ “đến để rồi bỏ đi” là không cần thiết.
Nếu như, chỉ là nếu như,
Trung Cộng tham vọng và ngông cuồng đến
độ cả gan khởi động một cuộc chiến tranh thôn tính, đối đầu vũ lực với Hoa Kỳ,
thì điều gì sẽ xảy ra? Đáp án đã bày rõ
trên thế cuộc phân bố quân sự. Vòng đai
bao vây phi tiếp cận sẽ khoá chặt. Liên
quân Anh, Mỹ, Nhật, Hàn, Phi, Úc cộng một số quốc gia trong ASEAN sẽ rút gân Cù
China, như Na Tra đã làm với cha con Long Vương Biển Đông.
Căn cứ theo hiện tình thì
Nga đang bắt tay với Trung Quốc. Nhưng
hai quốc gia nương tựa vào nhau chống lại Hoa Kỳ không có nghĩa là một đồng
minh chiến lược, lại càng không phải là một liên minh quân sự. Nó chỉ cho thấy Nga đang đuối sức trước quả
đấm phong tỏa kinh tế của Hoa Kỳ nên dẹp tự tôn để nhờ đến sự trợ giúp của
Trung Quốc. Nó cũng cho thấy luôn sự
mong manh của nền kinh tế Nga vì hẹp nền và thiếu sinh lực.
Với tình trạng yếu ớt như
vậy thì Nga càng không muốn giúp cho Trung Cộng trỗi dậy và gây nguy hại cho
chính Nga. Không, sẽ không có liên quân
Nga-Hoa. Nói cho cùng, nếu có chiến
tranh toàn vùng không chừng Nga sẽ liên quân với Anh, Mỹ đánh bại Trung Cộng. Hai siêu cường Nga-Mỹ tuy có giành nhau địa
bàn ảnh hưởng nhưng không dại dột hủy diệt nhau và rất hiểu ý nhau trong những
ván bài chia chác quyền lợi. Còn Cù
China chưa học được cách hành xử có trách nhiệm của một siêu cường mà đã nôn
nóng vung quả đấm của siêu cường lại quá ham hố và tự tin vượt giới hạn cho nên
trở thành nguy hiểm. Vì vậy, có một ngày
Cù China sẽ trở thành là mồi nhậu nếu cứ tiếp tục manh động.
Hoa Kỳ là một quốc gia có
chiều dầy kinh nghiệm về sự trổi dậy và đã từng lần lượt quật ngã tất cả siêu
cường trong quá trình trổi dậy và chống trổi dậy. Do đó, mọi đánh giá và và chọn lựa chiến lược
của các quốc gia trong vùng nên hiểu rõ về Hoa Kỳ và cần cân nhắc cẩn trọng.
Nam Hàn và Nhật Bản là
hai quốc gia đã nhờ cây dù quân sự của Hoa Kỳ che chở nên đã không hao tốn kinh
phí mà còn rảnh tay rảnh trí tập trung toàn lực vào việc xây dựng kinh tế và đã
trở thành là cường quốc trong một thời gian ngắn. Sự chọn lựa đúng của một quốc gia trong vùng
không những giúp cơ hội cho đất nước đó mà còn giúp duy trì hoà bình lâu dài
cho toàn vùng.
Chính sách ba không trong
một bối cảnh tốt thì có thể là một chính sách khôn ngoan. Nhưng với bối cảnh đang vận hành hiện nay và
những dự đoán cho tương lai, chính sách ba không có thể được diễn dịch là không
bạn, không lối thoát và không tương lai.
Hy vọng là Việt Nam cho
mình một cơ hội tốt và tích cực đóng góp vào nỗ lực duy trì hoà bình.
|
Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014
Trước con cù China manh động và...nhiều hơn thế nữa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét