Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Thuốc trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng






 

Thuốc trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng


Bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng là bệnh phổ biến trên thế giới và ở Việt nam. Tỷ lệ mắc bệnh chiếm từ 3 - 4% dân số, có những nơi chiếm đến 10 %; ở miền Bắc Việt nam có đến 5,6 % dân số có triệu chứng của bệnh này.
Loét dạ dày – hành tá tràng là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ, gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, loét tá tràng nhiều hơn loét dạ dày.

Trong nhiều thế kỷ qua, đã có nhiều giả thuyết về bệnh sinh của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Ngày nay, người ta cho rằng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là do mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố: Yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ.

Yếu tố gây loét:
-          Acid clohydric và pepsin dịch vị.
-          Vai trò gây bệnh của Helicobacter pylori.
-          Thuốc chống viêm phi steroid và steroid.
-          Vai trò của rượu, thuốc lá.

Yếu tố bảo vệ:
-          Vai trò kháng acid của muối kiềm bicarbonat.
-          Vai trò của chất nhầy mucin để bảo vệ niêm mạc.
-          Mạng lưới mao mạch của niêm mạc dạ dày.
-          Sự vẹn toàn và tái tạo của tế bào biểu mô và bề mặt niêm mạc dạ dày tá tràng.
Sự phá vỡ cân bằng giữa hai nhóm yếu tố xảy ra khi nhóm yếu tố gây loét tăng cường hoạt động mà không củng cố đúng mức hệ thống bảo vệ, ngược lại hệ thống bảo vệ suy kém nhưng yếu tố tấn công gây loét lại không giảm tương ứng.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng với mục đích điều trị như sau:

1.       Giảm yếu tố gây loét.
-          Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin.
-          Dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày – tá tràng.

2.       Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc.
-          Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét.
-          Dùng thuốc kích thích sản xuất chất nhầy (mucin) hoặc các phương pháp kích thích sự tái tạo niêm mạc bằng Laser cường độ thấp – Heli – Neon.

3.       Diệt trừ Helicobacter pylori.
-          Dùng các kháng sinh và các chất diệt khuẩn như Bismuth.

Trong nhóm thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin, trước đây, thuốc kháng Histamin H2 mà điển hình là Cimetidine được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên với những tác dụng không mong muốn khi dùng lâu và liều cao mà dần dần Cimetidin được thay thế bằng những thuốc có hoạt lực mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn.
Hiện nay, thuốc ức chế bơm proton H+/K+ ATP ase của tế bào bìa được dùng rộng rãi hơn. Bơm proton chi phối việc trao đổi ion ở màng tiết dịch của tế bào bìa ở vùng đáy dạ dày, do đó làm giảm tiết acid do bất kỳ nguyên nhân gì, vì đó là con đường chung cuối cùng của bài tiết acid. Các thuốc hiện dùng đều thuộc dẫn chất benzimidazol, có khả năng ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và cả do bị kích thích. Cơ chế tác dụng là do ức chế hoạt động của bơm H+/K+ ATP ase, làm cho tế bào bìa không còn khả năng tiết HCl.

OMEPRAZOL (biệt dược DAFRAZOL) là một thuốc thông dụng trong nhóm này. Thuốc rất ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin và yếu tố nội tại của dạ dày. Tỷ lệ lên sẹo có thể đạt 95 % sau 8 tuần.

OMEPRRAZOL được bào chế dưới dạng bao tan trong ruột. Khi uống không được làm vỡ viên (không được nhai, nghiền) mà phải nuốt nguyên viên với nước. Thời gian uống thích hợp là cách xa bữa ăn (trước khi ăn sáng và trước giờ ngủ buổi tối).

OMEPRAZOL có tương tác thuốc do ức chế hoạt lực của cyt.P450 của microsom gan nên gây hậu quả tăng hoạt tính của thuốc phối hợp như thuốc an thần (diazepam), thuốc hạ huyết áp (nifedipin, propranolon)... Cần lưu ý khi phối hợp Omeprazol với các chất chống đông máu dạng uống (AVK): Khi cần phối hợp, phải hiệu chỉnh lại liều của thuốc chống đông máu và theo dõi lâm sàng cẩn thận để tránh tai biến chảy máu.

 Thừa kế và phát huy nền Y học cổ truyền dân tộc trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, việc nghiên cứu những bài thuốc, cây thuốc sẵn có trong nước để điều trị bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng luôn được nhiều nhà khoa học và sản xuất dược phẩm quan tâm.  Trong số những vị thuốc kinh nghiệm chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng đang lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, các nhà khoa học đã chú ý đến vị thuốc Chè dây.

Từ năm 1990, với mong muốn khám phá kinh nghiệm trị bệnh của đồng bào dân tộc, tập thể các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ của các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà nội, Viện kiểm nghiệm Bộ y tế, Viện y học cổ truyền Việt Nam, khoa tiêu hoá bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Viện quân y 108, Bệnh viện Hà Tây đã thực hiện công trình nghiên cứu cấp Bộ về cây Chè dây ở các lĩnh vực: Thực vật, thành phần hoá học, dược lực học, độc tính, dược lý lâm sàng, phương pháp bào chế, sản xuất công nghiệp...
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh AMPELOP có tác dụng:

-   Chống viêm, giảm đau dạ dày
-   Diệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP.)
-   Giảm tiết acid dịch vị và liền sẹo ổ loét
-   An thần

AMPELOP chính là kết quả của công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về cây Chè dây,  kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu và sản xuất thuốc của các nhà khoa học Việt nam mà trước đó chưa có nhà khoa học nào trên thế giới thực hiện và công bố.
Ngoài việc uống thuốc điều trị duy trì, đối với các bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng, chế độ ăn là một phần của các yêu cầu điều trị và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị:

1.  Nguyên tắc chung:
Bệnh nhân cần tránh ăn các thức ăn dễ kích thích như:
-   Rượu, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. các chất có nhiều chất chua: hoa quả, dấm...
-   Không hút thuốc lá, thuốc lào.

2.  Ăn chế độ riêng:
Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và các biến chứng kèm theo.

+ Đối với bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hoá, đang đợt đau:
-  Bệnh nhân cần nằm tại chỗ, tránh đi lại và tránh thay đổi tư thế đột ngột.
-  Ăn các thức ăn lỏng (sữa, nước cháo) chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.

+ Ngoài đợt sau:
-   Ăn chậm, nhai kỹ.
-   Buổi tối nên ăn một miếng bánh ngọt hoặc uống một cốc sữa nhỏ, không nên để dạ dày rỗng, đói.
-   Không cần thiết phải ăn cơm nếp như trước đây.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng cần chú ý: Có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.

Tên biệt dượcTên chung
AMPELOPCao chè dây
DAFRAZOLOmeprazole
GASMEZOLSucralfate


AMPELOP


Tên biệt dược:
AMPELOP
Tên chung:
Cao chè dây
Trình bày:
Viên nang. Hộp 9 vỉ x 10 viên
Thành phần:
Cao chè dây (80% Flavonoid) 625mg. Tá dược...vừa đủ...1viên
Tác dụng, chỉ định:
-Diệt trừ Helicobacter Pylori. -Chống viêm, giảm đau. -Giảm tiết acid. -Liền sẹo vết loét dạ dày-hành tá tràng.
Cách dùng, liều dùng, chống chỉ định:
Viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Liều dùng:
-Phác đồ điều trị đơn độc: Uống 2viên/lần x 3lần/ngày, sau bữa ăn. Đợt điều trị 30 ngày liên tục. -Phác đồ điều trị phối hợp làm tăng hiệu lực diệt Helicobacter Pylori, hạn chế tái phát. Đợt điều trị 30 ngày liên tục. +10 ngày đầu tiên: Ampelop 2viên/lần x 3lần/ngày. Uống sau bữa ăn. Amoxycilin:500mg/lần x 2lần/ngày. Metronidazol:500mg/lần x 2 lần/ngày. +Các ngày tiếp theo: Ampelop 2viên/lần x 3lần/ngày. Uống sau bữa ăn.
Hạn dùng:
24 tháng.
Tiêu chuẩn:
TCCS.


DAFRAZOL

Tên biệt dược:
DAFRAZOL
Tên chung:
Omeprazole
Trình bày:
Viên nang Lọ 14 viên
Thành phần:
Omeprazole dạng hạt cốm tan ở ruột 20mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng, chỉ định:
Chỉ định:
  - Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  - Viêm thực quản do trào ngược dạ dày
  -thực quản .
  - Hội chứng Zollinger
  - Ellison.
Cách dùng, liều dùng, chống chỉ định:
Liều dùng:
  - Loét dạ dày tá tràng tiến triển: 20mg/ngày, trong 4-6 tuần.
  - Hội chứng Zollinger
  - Ellison: Liều khởi đầu 60mg/ngày, uống 1 lần duy nhất, sau đó điều chỉnh theo tình trạng lâm sàng, đối với các liều trên 80mg/ngày cần chia ra 2 lần dùng thuốc trong ngày.
  - Viêm thực quản do trào ngược: 20mg/ngày, trong 4-8 tuần.

GASMEZOL

Tên biệt dược:
GASMEZOL
Tên chung:
Sucralfate
Trình bày:
Viên nén. Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thành phần:
Sucralfate...1,0g Tá dược...vđ...1 viên
Tác dụng, chỉ định:
-Loét dạ dày tá tràng tiến triển. -Dự phòng những đợt tái phát của loét tá tràng.
Liều dùng:
Cách dùng: -Bệnh viêm loét tiến triển: 1 viên/lần, 4 lần/ngày trong 4-6 tuần. -Phòng tái phát: 1 viên/lần, 2 lần/ngày. Thuốc dùng tốt nhất khi dạ dày trống, nghĩa là nửa giờ trước các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với chỉ định dùng thuốc 2 lần mỗi ngày, liều dùng đầu tiên nên bắt đầu nửa giờ trước bữa ăn sáng và liều thứ 2 trước khi đi ngủ. Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân suy thận nặng do có aluminium trong thành phần.


Add a reply:
   


Multiply Inc, 6001 Park of Commerce, Boca Raton, FL 33487, USA
We haven't added your email address to any lists, nor will we share it with anyone at any time.
Stop e-mails, view our privacy policy, or report abuse: click here
-----------------------------------------------------------------------------------------

-----Original Message-----
From: multiply@multiply.com
Sent: Thu, 08 Feb 2007 0:15:21 -0500
To: binhminh@inbox.com
Subject: Thuốc trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng
This blog entry was sent by huytan@gmail.com through the Multiply web site. To add a comment, join Multiply if you haven't already (don't worry, it doesn't cost anything).










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét