Muốn thắng phải có cái lý của kẻ mạnh
Hai vệ sĩ bán quân sự Trung Quốc đang nhìn giàn khoan nước sâu đầu tiên thuộc tập đoàn China National Offshore Oil Corp (CNOOC) đang rời cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc hôm 21/5/2012.
Mồng 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD 981 vào
vùng biển Hoàng Sa, mở đầu một bước xâm lăng mới đối với Việt Nam. Gần 50 ngày
đã qua, những biện pháp đấu tranh hòa bình của ta không đem lại kết quả gì,
Trung Quốc vẫn không ngừng lấn tới:
- Khoan xong điểm cách đảo Tri Tôn 34 km về phía nam, cách đảo Lý
Sơn 221 km về phía đông, Trung Quốc lại lững thững đưa giàn khoan đi cắm cách
đó hơn ba mươi hải lý, vẫn trong thềm lục địa thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế
của ta.
- Từ chỗ chỉ huy động 80 tầu thuyền các loại, nay Trung Quốc đã
cho tung hoành ngang dọc trên vùng biển quanh HD 981 140 tàu, gồm tàu quân sự,
tàu hộ vệ tên lửa, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu …
- Trung Quốc đang huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương
982 tại nhà máy đóng tàu Đại Liên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu
CSIC. Ngay trong bản thuyết minh thiết kế người ta đã ghi rõ HD 982 sẽ được sử
dụng tại Biển Đông, bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Với hệ thống định vị bằng hệ
định động học cấp 3, HD 982 có thể chống chịu được những trận bão khủng khiếp
nhất trong 200 năm qua tại vùng biển này. Ngoài Hải Dương 982, theo dự kiến còn
có thêm HD 983 và HD 984 sẽ được bàn giao vào tháng 9, tháng 10 năm 2015 và
tháng 8 năm 2016.
- Ngày 5 tháng 6 năm 2014, Trung Quốc cho khởi công xây dựng sân
bay trên đảo Gạc Ma đã chiếm của ta năm 1988. Khi sân bay này đi vào hoạt động,
họ sẽ xác lập vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc, chiếm luôn cả vùng
trời của ta ở đó.
- Ngày 14 tháng 6 năm 2014 Trung Quốc làm lễ động thổ xây dựng
trường học và bệnh xá trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Cách nay hai năm, Bắc
Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa
thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây
được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc với số dân là 1.443
người. Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết trường học này
sẽ được hoàn thành trong 18 tháng.
Vậy là họ cứ lấn tới và sẽ còn lấn tới mặc dù ta đã chịu nhịn hết
mức. Thậm chí ta đã chịu nhục!
(Nghe nói Nguyễn Phú Trọng đã hai lần đề nghị gặp Tập Cận Bình
nhưng đều bị khước từ. Sao Nguyễn Phú Trọng lại làm thế! Đánh có chắc thắng thì
mới động binh. Trên chính trường ngoại giao, có chắc được nắm tay thì mới chìa
tay. Ở đây biểu lộ óc phán đoán của Trọng rất kém.
Yếu tố mạo hiểm chỉ cho phép đối với người làm khoa học. Làm chính
trị thì không được. NPT làm nhục quốc thể! Không biết ông ta xin gặp TCB để làm
gì? Trong tình thế này người bình thường cũng có thể biết chắc chắn gặp chẳng
giải quyết được gì. Chẳng lẽ gặp để xin? Xin người có lương tri may ra còn
được. Xin bọn bần tiện, tham tàn, vô lương thì xin sao được. Nhớ lại, cách đây mấy năm, dự cảm vấn đề Biển
Đông sẽ trở thành đại quốc sự, Quốc hội đề nghị cho nghe báo cáo để cùng bàn
thảo. Sự kiện NPT gạt đi và nói “Vấn để Biển Đông không có gì mới” chỉ có thể
được nhận thức theo hai giải đoán.
Hoặc do NPT quá đần độn, không có khả năng tư duy, không có khả
năng phán đóan. Hoặc ông ta là nội gián của Trung Quốc. Để một người như vậy
tiếp tục trị vì Đảng, trị vì Đất nước thêm một ngày thì hậu quả sẽ tai hại khôn
lường. Trả giá cho những hậu quả đó có thể không chỉ là sự tụt hậu, sự nghèo
khổ của Đất nước mà cả núi xương sông máu lại sẽ phải đổ ra. Nếu ngày ấy Nguyễn
Phú Trọng để cho Quốc hôi được bàn bạc dân chủ, công khai thì rất có thể tình
hình Biển Đông không xấu đến như bây giờ. Thật đáng giận. NPT rất đáng bị xử
tội).
Lý lẽ của ta rất xác đáng, chứng cứ xác định chủ quyền của ta đối
với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông hoàn toàn đủ sức thuyết phục lương tri
cộng đồng nhân loại, nhưng Trung Quốc đã bỏ ngoài tai và chắc chắn sẽ tiếp tục
dầy xéo lên tất cả.
Vì sao vậy? Một là, vì bản chất Đại Hán vốn cuồng bạo, tham tàn,
vô liêm sỉ. Hai là, vì trên chiến trường Biển Đông lực lượng của ta quá mỏng so
với họ.
Ta có cái thế của lẽ phải, của công lý nhưng lực quá yếu nên dù cố
níu giữ hòa bình để chỉ đấu lý ta cũng không thể nào thắng được. Lý thắng bao
giờ cũng thuộc về kẻ mạnh (La raison du plus fort est toujour la meilleur).
Hiện nay lực của ta yếu không chỉ vì nước ta nhỏ hơn, dân ta ít
hơn mà còn vì khối đại đoàn kết dân tộc đã bị ĐCSVN dày vò tan nát do:
- Những chủ trương, chính sách sai lầm, phi nhân tính đã gây nên
óan thù chất chứa trong lòng những người đã bị đánh bật khỏi Tổ quốc.
- Hậu quả của CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm, Xẻt lại Chống Đảng …. còn
để lại những vết thương sâu trong lòng người.
- Những vụ cướp đất, cướp nhà … để phục vụ lợi ích nhóm đang tạo
ra lớp lớp dân oan nuốt hận, dồn căm….
Càng nguy hiểm hơn là, ngày nay dân không còn tin mà căm ghét,
khinh bỉ lãnh đạo.
Thế của ta cũng hầu như không có gì do ta vẫn giữ khoảng cách khá
xa, nếu không muốn nói là, do bị Trung Quốc xúc xiểm, vẫn đối đầu với Hoa Kỳ.
Những lãnh đạo chóp bu vẫn bắt thuộc hạ phải quán triệt tinh thần coi Trung
Quốc là bạn, Hoa Kỳ là thù. Nói chung, họ tâm niệm: thà mất Nước chứ không chịu
mất Đảng. Một số đã bị Trung Quốc mua bằng tiền, bằng ơn tác thành. Số ít còn
luẩn quẩn với ý thức hệ, trong đó có kẻ chỉ vì ngoan cố với những lập luận đã
được bảo vệ trong luận án tiến sỹ của hắn.
Tuy nhiên, thế và lực của ta sẽ hoàn toàn áp đảo được Trung Quốc
nếu:
- Về đối nội, cải tạo triệt để những đường lối, chủ trương, chính
sách sai lầm. Trước mắt, bỏ Điều 4 Hiến pháp, cho tự do lập Hội, Đoàn để xã hội
dân sự có thể hình thành lành mạnh, từ đấy động viên và quy tụ được sức đóng
góp của mọi cá nhân, mọi cộng đồng dân tộc trong và ngoài nứoc.
- Về đối ngoại, khẩn trương thiết lập liên minh toàn diện, trong
đó có liên minh quân sự, với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong mấy bài viết trước, tác giả đã phân tích, trình bầy khả năng
hiện thực hóa khối liên minh thần thánh này.
Giữa chừng bài viết hôm nay, bỗng xuất hiện một tin mới, được xem
như một trong những tin vui lớn nhất lúc tuổi già của chúng tôi. Xin chép
nguyên văn phần chính của bản tin đó:
“HANOI/WASHINGTON: Một cách lặng lẽ, hai chính phủ Mỹ và Việt Nam
đang kết thân hơn, trong đó có những dấu hiệu không được loan tin nhưng đầy
minh bạch: cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA đã mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội,
và chính phủ VN nói với Hoa Kỳ rằng Vịnh Cam Ranh có thể mở cửa đón tàu chiến
Mỹ.
Các thông tin trên đăng trên bài viết nhan đề “A long
reconciliation” (Một cuộc hòa giải lâu dài) của Richard Halloran trên báo
Honolulu.
Bài báo cho biết Đaị Sứ Lê Công Phụng đã bay tới Hawaii mới 1 ngày
trước để họp với Tư Lệnh Quân Lực Mỹ Vùng Thái Bình Dương, Đô Đốc Robert
Willard, và mang thông điệp ngắn gọn, “Coi chừng Trung Quốc.”
Trong ngôn ngữ ngoaị giao hơn, theo lời tiết lộ của các viên chức
Mỹ và Việt, ông Phụng nói, “VN và Hoa Kỳ nên hợp tác để chống lại việc TQ tranh
lãnh thổ, lãnh hải và lộ ý đồ cản trở thông thương vùng Biển Đông.”
… Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, nơi đã gửi
khoảng nửa tá tàu chiến sang thăm các hải cảng VN các năm gần đây, dự định mở
một hội nghị với các cấp chỉ huy tương nhiệm vào mùa xuân này để thu xếp thêm
các chuyến tàu chiến Mỹ thăm VN. Trong một quyết định có tính đột phá, Việt Nam
báo rằng hải cảng ở Vịnh Cam Ranh sẵn sàng mở ngõ đón tàu chiến hải quân nước
ngoài. Hình ảnh một hàng không mẫu hạm trang bị vũ khí nguyên tử, nặng 90,000
tấn, vào Vịnh Cam Ranh sẽ là biểu tượng minh bạch của sự hòa giải Mỹ-Việt,vì
vịnh này là nơi hải quân Mỹ trú đóng thời chiến tranh.
Việc tàu chiến Mỹ vào Cam Ranh cũng là dấu hiệu cho các nước Châu
Á rằng Mỹ muốn giữ an ninh khu vực và nhắc TQ rằng Mỹ sẽ là một đối thủ khổng
lồ. Năm ngoái, phi cơ từ mẫu hạm USS George Washington đã chở nhiều lãnh tụ
quân sự và chính trị VN bay ra tàu chiến đậu ngoaì khơi. Mẫu hạm USS John
Stennis cũng làm như thế trước đó cùng năm, cả 2 lần đều bị Bắc Kinh phản đối
vì nói rằng vi phạm vùng Biển Đông của TQ.
Nhưng dấu hiệu rõ nhất là việc mở một văn phòng liên lạc tại Hà
Nội bởi sở tình báo Mỹ CIA. Không ai nhầm lẫn nữa về các dấu hiệu hợp tác về an
ninh”.
Nếu bản tin trên đây là thật thì ta rất có thể yên tâm. Đối với lũ
tướng tuồng Đại Hán này, cứ già đòn thì sẽ non nhẽ thôi mà.
Liên minh Mỹ - Nhật, liên minh Mỹ - Phi, liên minh Ấn – Nhật, liên
minh Úc- Nhật- Ấn đã và đang tích cực hình thành.
Liên minh quân sự giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Nhật Bản được thiết
lập nữa thì hẳn Trung Quốc phải bớt ngang ngược, hung hăng, cứ thế lùi lũi chui
vào khuôn phép. Năm 1909 Trung Quốc từng nhảy vào định chiếm đoạt quần đảo
Hoàng Sa của ta đấy chứ. Đầu năm ấy, đô đốc Tàu Lý Chuẩn chỉ huy ba pháo thuyền
đã đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm nhưng ngay sau đó phải cụp đuôi rút chạy
khi đụng độ với quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính
quyền Pháp, đại diện cho Nhà nước Việt Nam về đối ngoại, giao nhiệm vụ bảo vệ,
quản lý, thực thi chủ quyền tại quần đảo này.
Thực ra Trung Quốc không mạnh khi mà nền kinh tế nước họ đang trên
bờ vực thẳm và nguy cơ vỡ các mảng Tân Cương, Tây Tạng đã nhỡn tiền.
Ta cũng không phải lo sợ về cuộc chiến đối với Trung Quốc nếu xẩy
ra. Chỉ cần có những lãnh đạo tài ba, có tướng giỏi, ta có thể tổ chức cuộc
chiến dưới dạng chiến tranh ủy nhiệm và chiến tranh cục bộ. Đất nước chắc chắn
sẽ hồi sinh mạnh mẽ.
Hà Nội 19 tháng 6 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
-------------------
|
Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014
Muốn thắng phải có cái lý của kẻ mạnh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét