TQ sẽ dùng vũ lực cho đảo tranh chấp?
Celia Hatton
BBC News, Bắc Kinh
Cập nhật: 11:52
GMT - thứ năm, 24 tháng 4, 2014
Vùng đảo Điếu Ngư
gồm năm đảo nhỏ và ba đảo đá
Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Nhật hôm thứ Tư 23/04 để hội đàm với đồng minh
chính của họ tại châu Á. Giới lãnh đạo Trung Quốc quan sát diễn biến từ xa
trong khi ông Obama nói với một tờ báo của Nhật rằng quần đảo có tranh chấp
nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh giữa hai nước, mà theo đó Mỹ sẽ có hành
động nếu Nhật Bản bị tấn công.
Được
biết đến với tên Điếu Ngư ở Trung Quốc, và Senkaku tại Nhật Bản, các đảo này
không quá nổi trội trên bản đồ trong khu vực, nằm giữa Hoa lục và phía Nam Nhật
Bản.
Trong
nhiều thập niên, nhà chức trách Nhật đã cai quản những đảo được cho là có vị
trí chiến lược tại Biển Hoa Đông và có thể có dầu khí phía dưới. Tuy nhiên
trong vài năm gần đây, Bắc Kinh đã khởi động chiến dịch khẳng định chủ quyền
lịch sử đối với các đảo này.
Giới
lãnh đạo Trung Quốc thoạt đầu tranh cãi về quyền sở hữu của Nhật vào thập niên
1970 nhưng cả hai nước nhất trí để vấn đề này cho thế hệ tương lai giải quyết.
Chủ đề
lại được hâm nóng vào năm 2012 khi chính phủ Nhật mua lại các đảo này từ chủ sở
hữu tư nhân.
Những
người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật muốn phát triển hòn đảo, theo Tokyo. Họ muốn
ngưng kế hoạch này, một phần để thỏa hiệp với Trung Quốc. Không mấy ai tại
Trung Quốc tin vào lời giải thích này.
Thay
vào đó, việc thay đổi hiện trạng này cho Trung Quốc cơ hội để thể hiện tham
vọng chính trị đang gia tăng.
"Khi
ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông thay đổi cách tiếp cận cơ bản về chính sách
ngoại giao của Trung Quốc,” giáo sư Trần Tiểu Hà từ Đại học Nhân Dân nói.
"Nếu
Nhật từ chối đối thoại về vấn đề này, Trung Quốc phải đưa tàu ra đảo Điếu Ngư
để khẳng định quyền về chủ quyền."
Giáo sư
Lưu Vĩnh Giang, đại học Thanh Hoa, Trung Quốc
“Từ
việc duy trì hiện trạng tới cách tiếp cận mới không ồn ào khi làm một việc gì
đó.”
Trước
sự thất vọng của giới lãnh đạo Trung Quốc, Nhật đã không công khai thừa nhận
tuyên bố về chủ quyền của Bắc Kinh. Do đó, để tạo sức ép với Tokyo, Bắc Kinh đã
đưa tàu ra tuần tra tại khu vực.
Chiến
đấu cơ của Trung Quốc thường xuyên bay trên vùng đảo trong khi tàu chiến hoạt
động trên biển.
"Nếu
Nhật từ chối đối thoại về vấn đề này, Trung Quốc phải đưa tàu ra đảo Điếu Ngư
để khẳng định quyền về chủ quyền,” giáo sư Lưu Giang Vĩnh từ Đại học Thanh Hoa
bình luận.
Tháng
11 năm ngoái, Bắc Kinh có động thái bất ngờ khi tuyên bố vùng Nhận dạng Phòng
không bao trùm khu vực tranh chấp này.
Một số
quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đã phớt lờ quy định của Trung Quốc, tuy nhiên đây
là phần thuộc chiến lược lâu dài của Bắc Kinh, giáo sư Trần Tiểu Hà nói.
“Cách
của Trung Quốc là để bảo lưu một dạng quyền và thế tự do để có thể hành động
quân sự nếu có điều gì đó xảy ra ở vùng đảo Điếu Ngư hoặc một số khu vực có
tranh chấp khác,” giáo sư Cheng giải thích.
'Một
tấc lãnh thổ'
Tàu và
phi cơ TQ thường xuyên xuất hiện ở vùng đảo tranh chấp
Bên
trong Trung Quốc, chính phủ dùng công cụ khác là việc tuyên truyền bài Nhật để đưa
biển đảo thành vấn đề tiền tuyết trong chính sách đối ngoại.
Thế hệ
trẻ thậm chí thường xuyên được nhắc nhở về những căng thẳng chưa được giải
quyết xuất phát từ thời Thế chiến II.
"Bắn
quỷ Nhật Bản, trò chơi trên mạng được tung ra hồi tháng Hai trên People.com,
một trang web của chính phủ Trung Quốc.
Người
chơi trò này chọn các lãnh chúa Nhật và ghi điểm bằng việc dùng súng bắn những
người này.
Trò
chơi chỉ là hoạt hình nhưng câu hỏi quan trọng là liệu chiến dịch của Bắc Kinh
đơn giản chỉ là trò chơi?
"...Tuy
là đảo nhỏ nhưng đối với Trung Quốc thì một tấc lãnh thổ cũng đủ lớn để họ giao
tranh."
Giáo sư
Trần Tiểu Hà, đại học Nhân dân Trung Quốc
Liệu
ông Tập Cận Bình có thực sự lâm chiến cho vùng lãnh thổ không người sinh sống
hay không? Câu trả lời là có.
"Có
là bởi tuy là đảo nhỏ nhưng đối với Trung Quốc thì một tấc lãnh thổ cũng đủ lớn
để họ giao tranh” giáo sư Trần Tiểu Hà nói.
Rốt
cùng thì đây là vấn đề có tính tương tác và giá trị có tính biểu trưng của
những đảo này vẫn tiếp tục còn đó chừng nào cả hai nước đều muốn cai quản.
"Nếu
Trung Quốc và Nhật có quan hệ thân tình, lợi ích quân sự tại các đảo này sẽ
giảm," giáo sư Lưu nói thêm.
Tại bên
ngoài tòa đại sứ Nhật ở Bắc Kinh, an ninh được điều động cẩn mật với lính gác
và tường rào cao tới 4 mét để không ai nhìn được gì từ bên ngoài.
Có
nhiều lý do vì sao Trung Quốc và Nhật Bản nên tránh chiến tranh vì lãnh thổ,
bao gồm cả hoạt động mậu dịch song phương gia tăng cũng như việc Washington dọa
sẽ can thiệp.
Tuy
nhiên, những khuôn mặt lạnh của lính gác cả bên trong lẫn bên ngoài đại sứ quán
Nhật ở Bắc Kinh dường như cho thấy đối đầu quân sự nghiêm trọng sẽ không bao
giờ là quá xa vời.
Các
bài liên quan
|
Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014
TQ sẽ dùng vũ lực cho đảo tranh chấp?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét