'Chờ thời để thu hồi trực tiếp Hoàng Sa'
Quốc Phương BBC Việt ngữ
Cập nhật: 17:13 GMT - thứ sáu, 17 tháng 1, 2014
Nhà nghiên cứu nói VN nên
chờ đợi thời cơ, củng cố lực lượng để 'thu hồi Hoàng Sa'.
Việt Nam có thể tính tới
phương án 'thu hồi trực tiếp' chủ quyền trên Hoàng Sa khi có cơ hội, mặc dù các
con đường ngoại giao và pháp lý vẫn cần thiết, theo một cựu quan chức ngoại
giao từ Hà Nội.
Các động thái này là cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ, mà quan trọng nhất là phải 'giáo dục ý thức thu hồi chủ quyền' này cho người dân, theo ông Dương Danh Dy, cựu Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc trong những năm của thập niên 1990.
Trao đổi với BBC hôm
17/1, trong dịp Việt Nam đánh dấu 40 năm trận Hải Chiến Hoàng Sa (17/1/1974),
cựu quan chức ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam cần ý thức được vấn đề 'thời cơ'.
Nói một cách hình
ảnh về quan hệ với Trung Quốc, ông cho rằng cần phải hiểu rằng không ai
'mạnh được mãi' và không ai 'yếu được mãi'.
Trước hết, nhận xét về
hiệu quả của con đường ngoại giao và pháp lý mà Việt Nam có thể tiếp tục tiến
hành trong giải quyết vấn đề thu hồi chủ quyền trong tranh chấp với Trung Quốc
trên Biển Đông, ông Dy nói:
"Không phải bây giờ
Việt Nam yếu hơn TQ như thế này, thì sau này 5, 10 năm nữa VN vẫn yếu hơn TQ
đâu, thì có thể phải thu hồi lại và phải giáo dục cho người dân Việt Nam biết
cái đó"
"Quan trọng nhất
Việt Nam ý thức là phải thu hồi lại Hoàng Sa, chứ còn đưa ra hội nghị (quốc tế)
hoan nghênh, cần thiết đấy, nhưng chúng ta cứ xem Philippines đưa ra đã giải
quyết được gì, mất thì giờ,
"Cái chính là chuẩn
bị lực lượng để mà thu hồi Hoàng Sa khi thời cơ đến, chuẩn bị về mọi mặt, trên
mọi phương diện. Pháp lý thì cũng cần, nhưng tôi nghĩ phải thu hồi..."
Về vấn đề 'thời cơ' ông
Dy nói thêm:
"Và thu hồi bằng
nhiều cách, thế sự, thời cuộc nó thay đổi, không phải là ai cũng mạnh mãi,
không phải Trung Quốc mạnh như bây giờ thì sau này 10, 20, 30, 50 năm nữa,
Trung Quốc vẫn mạnh đâu,
"Và không phải bây
giờ Việt Nam yếu hơn Trung Quốc như thế này, thì sau này năm, mười năm nữa Việt
Nam vẫn yếu hơn Trung Quốc đâu, thì có thể phải thu hồi lại và phải giáo dục
cho người dân Việt Nam biết cái đó."
'Biện pháp cụ thể?'
Cựu quan chức ngoại giao
tỏ ra không tin tưởng vào con đường pháp lý quốc tế.
Ông nói:
"Những đấu tranh về
pháp lý thì xưa nay cứ nhìn trên thế giới, cãi nhau có thu hồi được không, bao
giờ kẻ có sức mạnh hơn nó vẫn chiếm."
Về các biện pháp chuẩn bị
cho phương án 'thu hồi' này, ông Dy giải thích thêm:
"Tôi nghĩ rằng phải
tuyên truyền, phải giáo dục, phải nhấn mạnh rằng muốn yêu nước, muốn giải
phóng, muốn thu hồi Hoàng Sa, yêu Hoàng Sa là của Việt Nam, thì phải có những
hành động cụ thể,
"Bản thân mình phải
cố gắng, đương đi học phải học cho giỏi, đương làm nghề, làm nghề cho giỏi, làm
cho nước Việt Nam giàu mạnh lên, làm cho thế giới phải kính nể, Trung Quốc phải
e ngại..."
"Tôi thấy là chủ
trương và không khí năm nay khác hẳn mọi năm, vì đây là lần đầu tiên vấn đề kỷ
niệm ngày chúng ta bị mất một nửa Hoàng Sa được tiến hành một cách khá phổ biến
và khá rộng rãi"
Về việc Việt Nam đánh dấu
40 năm Hải chiến Hoàng Sa, ông cho rằng lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra có những
thay đổi khi nhìn lại lịch sử quan hệ Việt - Trung gần đây và các cuộc xung
đột ở cả Hoàng Sa, Trường Sa, lẫn Chiến tranh Biên giới 1979.
Ông nói:
"Tôi thấy là chủ
trương và không khí năm nay khác hẳn mọi năm, vì đây là lần đầu tiên vấn đề kỷ
niệm ngày chúng ta (Việt Nam) bị mất một nửa Hoàng Sa được tiến hành một cách
khá phổ biến và khá rộng rãi,
"Nhiều tổ chức, dân
chúng, đoàn thể, các tờ báo, báo chí được công khai phát biểu những bài nói của
mình về sự kiện này."
'Đưa tin rộng rãi'
Theo nhà quan sát này,
nhiều tờ báo chính thức ở Việt Nam như báo Thanh Niên, Tiền Phong... đều đăng
tin về Hoàng Sa "khá rộng rãi".
"Ngoài ra những tổ
chức dân chúng như Tổ chức Minh Triết cũng tổ chức rất công khai và như tôi
biết ngày 19/1 này người ta dự định meeting kỷ niệm ngày Trung Quốc đánh chiếm
Hoàng Sa ở Vườn hoa Lý Thái Tổ, ở Bờ Hồ, Hà Nội," ông Dy nói thêm.
Mới đây Việt Nam đã kỷ niệm chính thức cấp nhà nước chiến tranh Biên giới Tây Nam 1979
Hôm thứ Sáu, nhiều tờ báo
trong nước đã đồng loạt đưa thêm tin bài về sự kiện trận Hải Chiến, một số tờ
báo như Công An Nhân Dân cũng có bài báo giới thiệu cuộc trao đổi giữa phóng
viên với cựu binh sỹ ở Hoàng Sa.
Tờ Thanh Niên mở hẳn một
chuyên trang với hàng chục mục tin bài.
Tuy nhiên, một số tờ báo
chính thống quan trọng như Quân Đội Nhân Dân và Nhân Dân chưa thấy có bài vở
nào đánh dấu sự kiện.
Và cho tới ngày 17/1
chưa thấy có hoạt động chính thức nào tưởng niệm Hoàng Sa 40 năm do các lãnh
đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước tham gia hoặc đứng ra chủ trì.
Trái lại trong dịp kỷ
niệm cuộc chiến Việt Nam can thiệp lật đổ chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia, nhiều
lãnh đạo cao cấp đã tham dự các buổi lễ chính thức và nhiều hoạt động
cấp nhà nước ở Việt Nam đã được tiến hành.
Chủ tịch Nước Trương Tấn
Sang đã phát biểu tại một buổi lễ ở Hà Nội về sự kiện này, trong khi Tổng Bí
thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam đã tiếp Thủ tướng Hunsen, Chủ tịch
Quốc hội Heng Samrin của Campuchia sang tri ân và dự các hoạt động kỷ niệm tại
Hà Nội.
|
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014
'Chờ thời để thu hồi trực tiếp Hoàng Sa' - 17/1/2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét