Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

TS Mai Thanh Truyết – Vấn Đề An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm


TS Mai Thanh Truyết – Vấn Đề An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
 

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam từ hơn 20 năm qua vẫn là một vấn nạn lớn cho cả nước. Hàng ngày tin tức người dân bị nhiễm độc thực phẩm càng tăng và tình trạng trên vẫn còn tồn tại và có nguy cơ phức tạp vì các nguyên tố tạo ra nhiễm độc càng “tinh vi” hơn do hoá chất xử dụng trong thực phẩm tiêu dùng.

Trước những diễn biến trên, thiết nghĩ cần phải xem lại các chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam để từ đó chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về công cuộc quản lý thực phẩm tiêu dùng của những người có trách nhiệm hiện tại ở Việt Nam, cũng như để bảo vệ thị trường bàn lẻ nơi đây, một khi phải chấp nhận sự tham gia của doanh thương ngoại quốc sau năm 2009 đã được ghi trong cam kết WTO vào tháng 1, 2007.

Những con số thống kê cho năm 2013 ở Việt Nam
Vietnam
23,096,959 WARNING! (Details)
82,662,8002
US Census Bureau, International Data Base, 2004

Theo thống kê trên, tỷ lệ người dân bị ngộ độclà 28%, một con số quá cao. Nhưng từ sau năm 2004 trở đi, vấn đề ngộ độc thức ăn ở Việt Nam ngày càng trãi rộng hơn, khiến cho Bộ trưởng Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến phải cảnh báo nhân dịp Tết Giáp Ngọ sắp đến là:“Thực phẩm Tết rất nguy hiểm, có thể chứa hóa chất độc hại như trong rượu có thể có methanol, nước ngọt được pha chế bằng nước bẩn, trong bánh ngot, thịt jambon, xúc xích v.v…chứa hóa chất độc hại”. Tuy không có con số thống kê chính thức, nhưng trong năm qua, 2013, nhiều vụ ngộ độc tập thể được ghi nhận như sau:
Viện Pasteur Sài Gòn cảnh báo là thực phẩm không an toàn có thể là nguồn gốc ngộ độc tập thể ở các xí nghiệp và trường học. Với 973 mẩu thức ăn được thử nghiệm, có 313 mẩu chứa vi khuẩn độc hại, trong đó có, 40% rau sống, 40% các loại cá, và 30% thịt gia súc.
Căn cứ theo Hội Ung Thư, bịnh ung thư có nguyên nhân thực phẩm từ 2007 đến 2011 là 33.000 trường hợp, và hàng năm ung thư tăng trung bình 10% (theo Huỳnh Công Hưng).
Giám đốc Cục quan An toàn Vệ sinh Thực phẩm Sài Gòn, Bà Huỳnh Lê Thái Hòa tố cáo các công ty thực phẩm dùng hóa chất trong dịch vụ nấu nướng để tăng thêm lợi nhuận.
Trên bình diện quốc gia, Cục An toàn Thực phẩm đã phân tích 24.000 mẩu trên toàn quốc năm 2013, trong đó, trên 25% mẩu chứa vi khuẩn gây tiêu chảy Coliform, 8,4% chúa borax (hàn the), và 7,9% chứa methanol (loại rượu làm chết người).
Sau đây, xin liệt kê một số vụ ngộ độc tập thể trong năm qua:
Ngày 22/4, 328 người bị ngộ độc trong một đám cưới sang trọng ở Sơn La.
Ngày 10/10, 600 công nhân của Cty Wondo Vina ở Tiền Giang bị ngộ độc sau buổi ăn trưa.
Ngày 16 và 18/10, 382 dân chúng ở Quảng Trị bị ngộ độc vì anh bánh mì sandwiches.
Ngày 18/10, 200 công nhân hảng giày Liên Phát, Bình Dương bị ngộ độc sau buổi ăn trưa.
Ngày 25/12, trên 200 trẻ em trường Mẫu giáo Phước Thế, Bình Thuận bị ngộ độc sau buo63u ăn chiều.
Những nguyên nhân chính gây ra sự ngộ độc được liệt kê sau đây:
Khô bò làm bằng thịt heo ung thúi.
Bún, Miến đã được tẩy trắng và được “đánh bóng” bằng hóa chất như tinopal, oxalic acid, và thuốc tẩy trắng (bleache), và được bảo quản bằng sodium sulfite.
Biến chế thịt heo, thịt bò, thịt gà… chết, bị thối rữa làm thức ăn.
Nước ngọt chứa vi khuẩn và nhiều loại nấm mốc.
Người dân bị ngộ độc vì uống rượu chứa methanol

Với tính cách thông tin, những vụ ngộ độc tập thể trong năm 2011 gồm 164 vụ, ảnh hưởng lên 5.400 nạn nhân gây tử vong cho 33 người. Nguyên nhân là dùng kem sữa và trên 45% trường hợp do thức ăn có chứa độc tố và hóa chất độc hại.
Trong năm 2012, có 124 vụ, 4.660 nạn nhân và 40 người chết. Nguyên do là do ăn thịt heo, gà quay (67%), xúc xích, lạp xường, jambon (36%), nem (87%), và các loại o mai, xí m5ui (60%).

Từ những tệ trạng trên, thử hỏi những người quản lý đất nước hiện tại đã áp dụng biện pháp nào để ngăn chận tình trạng ngộ độc của người dân, cũng như các biện pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm có hữu hiệu không từ mấy chục năm qua?

Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam
Đứng về mặt lý thuyết, đây là một đề án đầy đủ về mục tiêu, phương châm, và những biện pháp cụ thể trong việc bảo vệ nguồn thực phẩm cho người dân theo tiêu chuẩn của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Chương trình nầy vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay, đặt dưới sự quản lý của Bộ Y tế.

Hiện có 2.000 thanh tra hoạt động tích cực cho mùa Tết năm nay, và đã khám phá ra 13.000 vi phạm vệ sinh thực phẩm ở 47.000 cơ sở sản xuất thực phẩm toàn quốc.

Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo đảm phẩm chất vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng.
-          Về phương châm là cần phải xã hội hoá các hoạt động vì phẩm chất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) từ trung ương đến địa phương.
-          Về việc thi hành cụ thể, ATVSTP được quản lý chặt chẽ qua Luật thực phẩm, hệ thống thanh tra thực phẩm và hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm được thành lập khắp nơi.
Trong Chương trình, công cuộc nghiên cứu khoa học cũng được chú ý qua việc nghiên cứu về mức độ lây lan do thực phẩm, mối quan hệ thực phẩm và sức khỏe v.v…
Ở Việt Nam có hơn 400 ngàn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký và ước tính trên dưới 100 ngàn sơ sở  “lậu” trong đó khoảng 90% có quy mô vừa và nhỏ (dịch vụ trong gia đình). Có hơn 220 làng nghề sản xuất thực phẩm truyền thống với những tên quen thuộc như tương Bần, giò chả Ước Lễ, bánh cuốn Thanh Trì…

Vì tính đa dạng của sản phẩm thực phẩm, cho nên công cuộc quản lý ATVSTP rất phức tạp và có nhiều nguy cơ không bảo đảm ATVSTP trên tòan quốc. Qua một cuộc điều tra của Cục An toàn Thực Phẩm tiến hành vào năm 2005 trên 3 xã có làng nghể sản xuất truyền thống ở miền Bắc, có những con số báo động như sau: gần 30% cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm có vị trí sát với chuồng nuôi gia súc; 64% cơ sở dùng giấy báo để gói thực phẩm; 82% số người trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, chế biến thực phẩm không được đào tạo có bài bản; và hơn 50% chưa hề khám sức khoẻ lần nào.

Do đó có thể nói việc ô nhiễm thực phẩm từ các môi trường trên tất cao.

Cũng theo cuôc điều tra của Trung tâm Y tế Dược phẩm Tp Sài Gòn năm 2004, có 64% mẫu chả lụa, chả giò, mì sợi có chứa hàn the, 28% bánh phở có chứa formol. Qua năm 2005, tỷ lệ tương ứng cùa hai nhóm trên là 72% và 45%.
Do đó, có thể kết luận là Chương trình ATVSTP đề ra không được áp dụng hữu hiệu và tình trạng vi phạm ATVSTP ngày càng phổ biến hơn gây ra tình trạng tệ hại cho đến ngày hôm nay qua các sự kiện điển hình kể trên.

Chương trình Mục tiêu quốc gia ATVSTP
Thủ tướng CSVN đã phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia An Toàn Vệ Sinh Thực phẩm (ATVSTP) giai đoạn 2006-2010 nhằm xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý ATVSTP, bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn thế giới góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm.

Những chỉ tiêu trong Chương trình rất lạc quan như đến năm 2010 có 90% người sản xuất, 80% người tiêu dùng hiểu biết đúng, thực hành đúng về ATVSTP, cũng như 80% tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATVSTP sẽ phải phù hợp với tiêu chuẩn thế giới.

Đặc biệt, diểm tới hạn (threshold limit) của từng hoá chất dùng trong thực phẩm sẽ được xác định, cùng các biện pháp phòng ngừa nhiễm độc cũng được nêu ra trong Chương trình.

Để khai triển Chương trình có sáu dự án gồm:
1-      Dự án nâng cao năng lực quản lý phẩm chất ATVSTP,
2-      Dự án thông tin giáo dục truyền thông bảo đảm phẩm chất ATVSTP;
3-      Dự án tăng cường kiểm nghiệm phẩm chất, xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm,
4-      Dự án bảo đảm ATVSTP trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm,
5-      Dự án bảo đảm an toàn dịch bịnh, an toàn môi trường và an toàn thực phẩm,
6-      Dự án bảo đảm ATVSTP thức ăn đường phố.
Chương trình được hiện trên phạm vi cả nước với nguồn vốn tương đương 78 triệu Mỹ kim huy dộng từ ngân sách trung ương, địa phương, và vay vốn nước ngoài cùng xin viện trợ.

Qua sáu đề án trên, nếu được khai triển đúng mức chắc chắn tình trạng ATVSTP sẽ được cải thiện rất nhiều.

Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng trên ngày càng tồi tệ, và tin tức hàng ngày về ngô độc thực phẩm càng tăng.

Trong lúc đó, sản phẩm xuất cảng sang ngoại quốc đã bị trả về nguyên quán ngày càng thường xuyên hơn, đặc biệt trong những năm gần đây, cả Bắc Mỹ và Liên hiệp Âu Châu hạn chế và kiểm soát gắt gao những mặt hàng sản xuất từ Việt Nam. Diển hình là vụ tiêu đen bị trả về trong năm 2010, qua việc thu hồi hàng chục ngàn tấn súc xích của Cty Daniel.
==================================

Somewhere in the 135,000 tons of fresh black pepper Vietnam shipped around the world last year (2010) is the end of a supply chain that is making people sick in the United States.

Brooklyn’s Wholesome Spice, which until recently had Rhode Island’s Daniele Inc. as a client, got its black pepper from a supplier in Vietnam.

Sold by Wholesome Spice to Daniele Inc., the imported pepper was contaminated with Salmonella.  Daniele, Inc. used the pepper to coat its salami, and Americans are becoming sick.
An outbreak of Salmonella Montevideo associated with brands of salami made by Daniele has now spread to 42 states and sickened 203.
==============================================
Qua những thông tin nêu trên, thêm một lần nữa Việt Nam lại tiếp tục đi con đường “chủ nghĩa hình thức” nghĩa làvẫn tiếp tục phổ biến lên những chương trình có quy mô quốc gia để tăng cường ATVSTP với kinh phí và nhân sự đồ sộ và đưa ra những chỉ tiêu, mục đích rất lạc quan không căn cứ vào một dữ kiện nào cả. Đó là những con số chết, chắc chắn sẽ không bao giớ đạt được chỉ tiêu đề ra.

Nhưng trên thực tế, thống kê cho thấy tình trạng vệ sinh thực phẩm chẳng những không tiến bộ mà còn tệ hại hơn nữa. Số nạn nhân ngày càng tăng đồng biến cùng với số tử vong.

Ngay cả những cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất cảng cũng không giữ được tính trung thực trong báo cáo.Chính điều nầy sẽ làm thiệt hại uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế rất nhiều. Một thí dụ cụ thể là khi vào mạng của Bộ Thuỷ sản và xem những thông tin về việc kiểm nghiệm các lô hàng xuất cảng hàng tháng, hầu hết tất cả các lô hàng đều chứa dư lượng đủ loại thuốc kháng sinh, cùng vi khuẩn Coliform, Samonella…nhưng trong phần kết luận của bảng phân tích đều được ghi đại loại như sau:”Sự hiện diện của vi khuẩn và những hoá chất kháng sinh tìm thấy trong các mẫu trên vẫn còn nằm trong mức an toàn cho phép.


Đề nghị hướng giải quyết
Đứng trước tình trạng không kiểm soát ATVSTP ở Việt Nam như hiện nay, một số đề nghị sau đây hy vọng trong tương lai, một khi nước nhà thoát khỏi cơ chế chuyên chính vô sản, ngõ hầu hạn chế được một phần nào nguy cơ nhiễm độc thực phẩm:
Trước hết, cần phải truy diệt tận gốc nguồn cung cấp hoá chất, các loại kháng sinh bị cấm sử dụng trong thực phẩm, cùng các phẩm màu độc hại v.v… Ở Việt Nam ai cũng biết là chợ Kim Biên là đầu mối phân phối của đủ các loại kể trên.
Việt Nam chưa có khả năng sản xuất những hoá chất trên và nguồn cung cấp có thể nói là trên 90% nhập lậu từ Trung Cộng. Nếu chận đứng được nguồn cung cấp nầy, chúng ta có thể hạn chế tối đa những vụ trúng độc nhất là trong những bửa ăn tập thể. Hàng ngày trên các cửa biên giới Trung Việt có hàng ngàn tấn hàng hoá nhập lậu.
Các cơ sở sản xuất hay biến chế thực phẩm của Việt Nam phần nhiều có quy mô nhỏ và còn trong tình trạng lỗi thời, do đó, nhà cầm quyền tương lai cần phải có những biện pháp giúp đở như cho vay vốn, ưu đãi về thuế để họ có khả năng cải thiện quy trình sản xuất và cơ giới hoá việc sản xuất hầu nâng cao phẩm chất của thành phẩm cùng việc làm cho giá thành hạ thấp xuống.
Những chương trình về an toàn thực phẩm cần phải được phổ biến rộng rãi để người quản lý và công nhân có thêm thông tin về ATVSTP hầu áp dụng cho cơ sở theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu.
Đứng về phương diện kiểm soát và quản lý ATVSTP, công nhân viên chức có trách nhiệm cần phải được huấn luyện nghiêm chỉnh nghiệp vụ hướng dẫn, kiểm soát và hành sự với một tinh thần trong sang cùng với đạo đức nghề nghiệp vững chắc, chí công vô tư, tránh tệ trạng móc ngoặc, bao che, hối lộ…
Làm được những điều trên, hy vọng tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam sẽ có cơ may cải thiện thêm lên và người dân sẽ không còn bận tâm nhiều đến vấn đề ATVSTP nữa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét