Người Tân Cương giữa Trung Quốc và Việt Nam
Trao trả những người Duy Ngô Nhĩ tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh hôm 18/4/2014
Những sự kiện dồn dập đến từ phương bắc ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam trong suốt một tuần qua. Một sự việc khác, nhỏ hơn và xảy ra trước đó, là những người Tân Cương chạy sang Việt Nam tị nạn bị trả về Trung Quốc. Câu chuyện dù không lớn nhưng cũng phản ánh tính phức tạp của quan hệ Việt Nam và Trung Quốc. Diễn đàn bạn trẻ xin đến cùng các bạn nghe đài với chủ đề này, với sự góp mặt của các bạn trẻ Việt Nam sống ở Đài Loan, Trung Quốc và có bạn đã từng sống ở Tân Cương.
Kính Hòa: Tham gia diễn đàn của chúng ta hôm nay có bạn Nguyễn Tường và Ray từ Đài Loan, bạn Như Ý từ Việt Nam nhưng hiện đang làm việc ở Malaysia. Các bạn biết rằng vừa qua có một nhóm người Duy Ngô Nhĩ vượt biên qua Việt Nam rồi bị trả về Trung Quốc, có một cuộc chạm súng xảy ra và có người chết. Ở đây chúng ta có bạn Như Ý từng du học ở Bắc Kinh và đã từng sống ở Tân Cương cũng như biết về những người dân ở đó. Chúng ta xin nhường lời đầu tiên cho bạn Như Ý.
Như Ý: Bắt đầu từ thời Mao Trạch Đông đưa quân chiếm Tân Cương và Tây Tạng từ cuối những năm 50, đầu những năm 60, cho đến nay chính phủ Trung Quốc không ngừng đưa người Hán lên vùng Tân cương, thực hiện chính sách đồng hóa và chiếm lĩnh vùng đất chiến lược này. Người Tân cương cảm thấy bị dạt ra ngoài lề, văn hóa và truyền thống của họ bị đe dọa. Đầu thế kỷ 20 dân số Tân cương chỉ là 5 triệu, bây giờ đến 15 triệu mà có đến 10 triệu người Hán. Các chính sách phát triển vùng Tân cương của chính phủ trung ương Trung Quốc làm cho người Tân cương cảm thấy không được lợi ích gì cả, mà chỉ thấy mình bị dạt ra bên lề.
Theo tôi thấy là trong chuyện này chính phủ Việt Nam vì tình đồng chí anh em đã xé bỏ hoàn toàn các công ước về người tị nạn.
- Như Ý, Việt Nam
Kính Hòa: Bên cạnh đó thì hình như còn vấn đề tôn giáo, vì chính phủ Trung Quốc dường như cảm thấy không thoải mái lắm với đạo Hồi của người Tân cương?
Như Ý: Không chỉ là đạo Islam mà tất cả các đạo khác, bất kể là đạo Phật, đại Lão, hay đạo Thiên chúa thì chính phủ Trung Quốc không hoan nghênh tính độc lập của các tôn giáo. Ở Trung Quốc muốn sinh hoạt một tôn giáo nào đấy thì anh phải sinh hoạt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản.
Nguyễn Tường: Mình cũng muốn bổ sung thêm về những xung đột và bất ổn tại Tân cương, chính sách đồng hóa và khai thác của người Hán hay của đảng cộng sản đối với vùng Tân cương là do cái vị trí địa chính trị của nó. Trung Quốc cần nhiều năng lượng và khoáng sản để phát triển, thiếu dầu thô. Gần đây chính phủ Trung Quốc xây dựng những đường huyết mạch về năng lượng qua vùng Tân cương để nối Kazakstan để lấy dầu thô, rồi khí đốt từ Turmenistan.
Trung Quốc còn muốn xây dựng con đường tương tự con đường tơ lụa như hồi xưa nối châu Âu với châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Con đường này ngắn hơn nhiều so với đường biển. Do đó Trung Quốc tăng cường kiểm soát, dẫn đến sự xung đột sắc tộc giữa những người Duy Ngô Nhĩ, những người ở vùng này, với người Hán. Cảm thấy bị đe dọa họ mới chạy qua biên giới của mình, mà không chỉ biên giới của mình mà họ còn qua Thái Lan và các nước xung quanh. Nhưng mà chính phủ của mình đã hành xử không được đẹp với người tị nạn.
Ngay cả khi bộ đội biên phòng của mình bị bắn chết mà mình lại trao trả họ tức thì, cho nên em thấy không bình thường. Thông tin em biết được như vậy từ báo chí, có nguyên nhân sâu xa gì nữa thì em cũng mong các bạn cho biết thêm.
Ray: Em còn được biết là khu vực Tân cương là nơi Trung Quốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tàn phá khu vực sinh sống của người Tân cương rất nghiêm trọng.
Kính Hòa: Bạn Như Ý sống ở Mã Lai, một Quốc gia Hồi giáo thì bạn thấy rằng tin về người Tân cương được truyền qua bên đó như thế nào?
Ít ra cũng phải lưu giữ người ta một thời gian, điều tra, có việc gì thì tính sau. Đằng này mình coi những người tị nạn như một sự phiền toái, nên họ trao trả ngay. Em thấy vấn đề nhân đạo ở đây rất là không ổn.
- Nguyễn Tường, Đài Loan
Như Ý: Cũng có tin tức trên báo nhưng không nhiều lắm. Vì thưc ra không có quan hệ chủng tộc giữa những người Tân cương theo Hồi giáo và Mã Lai. Người Mã Lai không để ý lắm những tin tức loại này, vì thực ra quan hệ giữa chính phủ Mã Lai và chính phủ Trung Quốc hiện nay khá là mật thiết.
Kính Hòa: Tức là chính phủ Mã Lai cũng không muốn làm phật lòng Trung Quốc về vấn đề người Tân cương?
Như Ý: Đúng rồi.
Kính Hòa: Khi sự việc này bùng nổ thì có nhiều ý kiến phê bình chính phủ Việt Nam không đúng đắn trong vấn đề người tị nạn, các bạn thấy thế nào?
Ray: Các chính phủ như Nga, Ấn độ, Mông cổ có các chính sách cởi mở hơn, tốt đẹp hơn cho những người Duy Ngô Nhĩ này. Khi họ vượt biên như vậy qua Việt Nam thì cách hành xử của mình không được tốt đẹp cho lắm. Nó ảnh hưởng tới quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây nữa, khiến cho mình bị đặt dấu hỏi.
Như Ý: Theo tôi thấy là trong chuyện này chính phủ Việt Nam vì tình đồng chí anh em đã xé bỏ hoàn toàn các công ước về người tị nạn.
Kính Hòa: Nói cách khác là Việt Nam cũng e ngại Trung Quốc nên hành xử một cách thẳng tay như vậy đối với những người Duy Ngô Nhĩ?
Nguyễn Tường: Cái đó đúng.
Ray: Cái đó đúng một phần, nhưng theo em được biết thì hình như vào năm 2004, có một nhóm công dân Bắc Hàn xin tị nạn ở Nam Hàn thì chính phủ mình không trao trả họ lại cho Bắc Hàn, và được phía Nam Hàn rất hoan nghênh. Em nghĩ chắc có lý do kinh tế nữa.
bps2-5301-1397878580-250.jpg
Phía VN trao trả những người Duy Ngô Nhĩ về lại TQ hôm 18/4/2014. Courtesy of vietnamnet.vn
Kính Hòa: Kính tế là thế nào?
Ray: Vì Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam rất là nhiều.
Nguyễn Tường: Em đồng ý với Ray nhưng xin bổ sung về khía cạnh nhân bản và con người một chút. Chính quyền chúng ta không có nhân bản và con người. Những người này vượt biên qua Việt Nam mà người ta không lưu giữ để điều tra. Không như Thái Lan, họ cũng bắt giữ những người nhập cư trái phép hay là tị nạn chính trị từ Tân cương, nhưng mà họ theo các công ước Quốc tế về quyền con người, quyền tị nạn chính trị. Ít ra cũng phải lưu giữ người ta một thời gian, điều tra, có việc gì thì tính sau. Đằng này mình coi những người tị nạn như một sự phiền toái, nên họ trao trả ngay. Em thấy vấn đề nhân đạo ở đây rất là không ổn.
Như Ý: Chỉ bổ sung về thái độ của chính phủ Việt Nam trong chuyện này bằng một chữ thôi, đó là hèn.
Hình như vào năm 2004, có một nhóm công dân Bắc Hàn xin tị nạn ở Nam Hàn thì chính phủ mình không trao trả họ lại cho Bắc Hàn, và được phía Nam Hàn rất hoan nghênh. Em nghĩ chắc có lý do kinh tế nữa.
- Ray, Đài Loan
Ray: Trong chuyện này có những sự nhạy cảm nên thực ra cũng khó. Công dân Bắc Hàn thì giải quyết dễ hơn, em nghĩ lý do ở đây là chính trị.
Kính Hòa: Nhân đây cũng xin thông tin với các bạn là khi sự việc nổ ra, tôi có liên lạc với một số nhà báo ở Việt Nam thì được biết là lúc đầu báo đã đưa tin về những người mang tên Duy Ngô Nhĩ, nhưng sau đó chỉ vài tiếng đồng hồ thì bị rút xuống.
Ray: Vâng, em nghĩ là chính trị.
Như ý: Chủ yếu là chính trị.
Nguyễn Tường: Chính trị là một mà cái tính nhân đạo là hai. Nếu họ nhân đạo hơn thì họ xử lý một cách con người hơn, nhân văn hơn, không đến nỗi phải đổ máu như thế.
Kính Hòa: Như Ý có biết gì thêm để cho chúng ta và các bạn nghe đài biết thêm về quan hệ của người Tân cương trong lòng Trung Quốc?
Nhứ Ý: Người Hán ở Trung Quốc cho rằng người Tân cương là những người nhận được sự ưu đãi từ chính phủ trung ương nhưng lại không biết điều, dưới mắt người Hán thì người Tân cương là những người nổi loạn.
Kính Hòa: Hai bạn ở Đài Loan cho biết là người Đài loan họ nhìn những vấn đề các sắc tộc bên trong Trung Quốc như thế nào?
Ray: Họ rất quan tâm vì có những người nghĩ tới kịch bản là khi các khu tự trị bên trong Trung Quốc có bạo loạn thì cũng là lúc Đài loan tuyên bố độc lập. Em nghĩ là những xung đột đã có từ thời Tưởng Giới Thạch rồi. Nhưng cũng có một ông giáo sư dạy em lại ủng hộ các chính sách của chính phủ Bắc Kinh hiện nay.
Như Ý: Thời Quốc Dân Đảng thì các khu tự trị có quyền tự trị cao hơn. Đạt lai lạt ma hay những người khác đứng đầu các khu tự trị có quyền hơn trên cái vùng của họ. Chứ không phải như bây giờ tất cả đều được cai trị dưới bàn tay sắt của đảng cộng sản. Hai thời kỳ hoàn toàn khác nhau.
Nguyễn Tường: Về góc nhìn của người Đài loan thì em không trả lời được nhưng nên nhớ rằng Đài loan và một nơi có tự do dân chủ, thông tin rất là tốt. Họ chịu ảnh hưởng từ những luồng tư tưởng đến từ Mỹ và châu Âu chứ không chỉ có những cái ảnh hưởng tuyên truyền của Trung Quốc.
Như Ý: Hiện nay thì ở Đài Loan người ta có các phong trào chống nhà máy hạt nhân, chống hiệp định thương mại với Trung Quốc.
Nguyễn Tường: Đúng rồi người ta quan tâm đến các vấn đề nội tại của người ta nhiều hơn.
Kính Hòa: Cám ơn ba bạn đã tham gia diễn đàn hôm nay. Hy vọng gặp lại trong các chương trình lần sau.
----------------------------------------------------------------------------------
Tin, bài liên quan
---------------------
|
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014
Người Tân Cương giữa Trung Quốc và Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét