Đầu năm 1979 chúng tôi đang bị giam ở trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa, gần sát tỉnh Sầm Nứa của Lào. Sáng 18.2.1979, khi chúng tôi vừa thức dậy, có anh đến nói nhỏ bên tai: “Tối hôm qua Trung Quốc đã tấn công vào biên giới Việt
Cách đó một tháng, những anh em tù nhân chính trị ở trại Cổng Trời, Hà Tuyên, sát biên giới Tàu, đều được chuyển về đây, trong đó có rất nhiều linh mục. Họ đang bị giam ở nhà kiên giam hay buồng 5. Nghe tin Trung Quốc đánh vào biên giới, có anh đã nói với tôi: “Cám ơn Trung Quốc! Nếu họ không đánh vào biên giới, chắc tụi này sẽ bị chết rũ tù ở đó hết. Ít ai vào trại Cổng Trởi mà trở về được…”! Đúng với câu ngạn ngữ khác của Pháp: “A quelque chose malheur est bon”, có người đã dịch ra tiếng Anh là “Every cloud has a silver lining” hay “Out of bad comes good”, tức trong cái rủi có cái may!
Hai tuần trước, cán bộ trại đã bắt chúng tôi đào các giao thông hào chằng chịt trên các đồi sắn. Chúng tôi không biết đào để làm gì. Thì ra nhà cầm quyền đã đoán biết trước Trung Quốc sẽ đánh vào biên giới phía bắc nên chuẩn bị để đối phó: Chuyển hết tù nhân ở biên giới về Thanh Hóa vì sợ Trung Cộng “giải phóng” họ. Lập kế hoạch để đối phó. Trước hết, địa phương quân được lùa ra giao chiến với quân Trung Quốc, bị Trung Quốc đánh cho te tua, nhưng khi quân Trung Quốc tiến sâu vào nội địa, quân chính quy được đưa ra phản công, quân Trung Quốc cũng te tua!
Các diễn biến của trận chiến giàn khoan HD-981 vừa qua cho thấy Hà Nội cũng đã biết trước chuyện gì sẽ xảy ra và đã chuẩn bị kế hoạch rất có bài bản để đối phó. Người Việt đấu tranh gần như không hay biết gì. Vậy cần nhìn lại để rút bài học.
VIỆC PHẢI ĐẾN ĐÃ ĐẾN
Ngày 9.5.2012, Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan tin Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã lắp đặt xong một giàn khoan khổng lồ có thể khoan đến độ sâu 1.500m. Giàn khoang này đang được đặt tại khu vực cách Hồng Kông khoảng 320km về hướng Đông
Trung Quốc lập một dàn khoan có thể khoan ở độ sâu 1.500m để làm gì? Hoa Kỳ, Philippines và Việt Nam đều đoán biết Trung Quốc sẽ đem giàn khoan này đến khai thác trong các vùng đang tranh chấp ở trên Biển Đông, vì Trung Quốc đã phân chia biển Đông thành 7 khu vực bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc chỉ chờ một thời cơ thích hợp để hành động. Tập đoàn dầu khí Philex của Philippines muốn tránh đối đầu với Trung Quốc nên ngày 8.5.2012 đã loan báo sẽ thảo luận về khả năng hợp tác với CNOOC trong việc phát triển dầu khí trên biển Đông. Nhưng CNOOC không muốn nói chuyện.
Việc phải đến đã đến. Trong chuyến viếng thăm Á Châu từ 23 đến 29.4.2014, Tổng Thống Obama đã gởi đến Trung Quốc một thông điệp gồm ba điểm chính: (2) Sự “xoay trục” của Mỹ không phải để bao vây Trung Quốc, (2) Mỹ không can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền về các đảo trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, và (3) Mỹ không đòi hỏi các quốc gia trong vùng phải chọn bên này hay bên kia. Rõ ràng Tổng Thống Obama đã bật đèn xanh cho Trung Quốc tiến vào Biển Đông. Mỹ muốn tạm thời nhượng bộ Trung Quốc trong vụ Biển Đông để Trung Quốc không đứng với Nga trong vụ Ukraina. Đây là một sự tương nhượng không có bản kết ước.
KỊCH BẢN ĐƯỢC DIỄN KHÁ HAY
Đầu tháng 5, khi Trung Quốc bắt đầu dời giàn khoan đi ra Biển Đông, Hà Nội cho diễn kịch bản đã được soạn sẵn. Điều mà Hà Nội lo sợ không phải là đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông vì trận chiến này còn dài và phải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Điều mà Hà Nội lo sợ là các cuộc nổi dậy chống Trung Quốc ở trong nước sẽ bùng phát mạnh và sau đó biến thành các cuộc nổi dậy chống chính quyền. Do đó, chính quyền phải ra tay trước. Người chỉ huy trận đánh này không phải là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang mà là Trung Tướng Hoàng Kông Tư, Quyền Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An ninh II.
Ngày Chủ nhật 11.5.2014 được coi là một ngày khác thường trong sinh hoạt chính trị ở Việt
Qua ngày 12.5.2014 các cuộc biểu tình đã nổi ra nhiều nơi, nhất là tại Bình Dương và Vũng Áng (Hà Tĩnh), nơi có các cơ sở đầu tư của người Trung Quốc. Tại hai nơi này, các vụ bạo động đã xảy ra. Chúng ta hãy nghe ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt
“Chuyên nghiệp hơn, chúng đã photocopy bản đồ tất cả doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan để thuận tiện ra tay. Chúng còn sử dụng cả bộ đàm liên lạc với nhau, đi bằng xe máy cho cơ động. Trong xe đều có đủ đồ nghề dao, kiếm. Chúng còn sử dụng cả ‘bom xăng’ để đốt công ty.”
“Thậm chí, có nơi còn phát tiền mỗi công nhân được 50.000 đồng. Việc này đã có sự chuẩn bị với số đông lực lượng bất hảo.”
“Ở thời điểm biểu tình đang ‘nóng’, chúng nhắn tin kêu gọi biểu tình cho 200 - 300.000 đồng, yêu cầu nếu có cả trẻ con thì cho mang theo.”
Bà Dương Vũ Phong, Chủ tịch danh dự của Phòng thương mại Đài Loan tại Việt
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ Phòng Thương Mại Đài Loan tại Hà Nội cho biết, trong các vụ bạo động chống Trung Quốc vừa qua tại Việt Nam có hơn 500 nhà máy của các nhà đầu tư Đài Loan bị thiệt hại. Tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, nhà máy thép Formosa Plastics Group của Đài Loan ở Việt Nam đã bị phóng hỏa và có người tử vong. Theo Formosa, thiệt hại tại một nhà máy luyện kim đang được xây dựng tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, lên đến 3 triệu đô la.
Các doanh nghiệp Đài Loan đã đầu tư vào Việt
Về phía Trung Quốc, công an cho biết một công nhân Trung Quốc tử vong và 149 công nhân Việt Nam và Trung Quốc bị thương phải cấp cứu tại bệnh viện. Trung Quốc nói họ có 4 người bị chết.
MỤC TIÊU CỦA KỊCH BẢN
Trong một chế độ được kiểm soát chặt chẽ như ở Việt
1.- Dựa vào bạo động để cấm biểu tình.
Sau khi các biến cố bạo động nói trên đã diễn ra, chính quyền đã ra lệnh cấm biểu tình trên toàn quốc. Trong bài “Việt Nam: Chính quyền cấm biểu tình phản đối Trung Quốc” phổ biến ngày 18.5.2014, đài RFI đã mở đầu như sau: “Sáng nay, Chủ nhật 18/05/2014, chính quyền Việt Nam đã huy động một lực lượng công an và an ninh đông đảo để ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam. Trong những ngày qua, nhiều tổ chức xã hội dân sự đã kêu gọi người dân xuống đường.”
Điều mà chúng tôi cần nhấn mạnh ở đây là mục tiêu của lệnh cấm biểu tình không phải là vì sợ Trung Quốc mà vì sợ các cuộc biểu tình đó sẽ biến thành những cuộc biểu tình chống chính quyền.
2.- Phát hiện các thành phần bị coi là nguy hiểm
Khi một biến cố chính trị xảy ra hoặc được tạo ra, công việc đầu tiên của cơ quan an ninh là phát hiện ra các thành phần bị coi là nguy hiểm, đó là những thành phần lãnh đạo biến cố và các thành phần có khả năng kích động làm cho biến cố bùng mạnh lên.
Vụ Thiên An Môn là một thí dụ điển hình. Biến cố bắt đầu xảy ra từ 16.4.1989, lúc đó chính quyền có thể dẹp ngay một cách dễ dàng, nhưng chính quyền không làm như vậy, họ để cho biến cố bùng nổ ngày càng lớn và kéo dài. Họ còn cho Thủ Tướng Triệu Tử Dương ra thương lượng với các nhóm lãnh đạo sinh viên... Trong khi đó, các nhân viên an ninh giả dạng sinh viên đi điều tra xem những ai là người lãnh đạo biến cố và các thành phần có khả năng kích động để đưa biến cố đi lên..., quay phim và chụp hình. Mãi đến đêm 3.6.1989 họ mới cho công an đi lượm các thành phần bị coi là nguy hiểm, sau đó cho xe tăng và quân đội quét sạch quảng trường Thiên An Môn. Theo báo cáo của tổ chức Hồng Thập Tự Quốc Tế, có khoảng 2.600 người dân bị giết và hơn 30.000 người bị thương. Hơn 1.500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lãnh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nã.
Vụ bạo động từ 12 đến 15.5.2014 vừa qua tương đối nhỏ, nhưng đã có đến 1.036 người bị bắt giữ ở tỉnh Bình Dương, 753 nghi can đã bị truy tố về các tội “gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, trộm cắp tài sản và chống người thi hành công vụ.” Đối với các thành phần nguy hiểm khác thoát khỏi bị bắt, công an đã cô lập họ. Các tin tức từ Nghệ Tĩnh chưa được công bố đầy đủ.
RỒI SẼ PHẢI LÀM GÌ?
Trên báo Lao Động trong nước ngày 14.5.2014, một người mang tên Hữu Thọ đã viết: “Đứng sau những hành động quá khích này chắn chắn là gián điệp Trung Quốc dưới vỏ bọc lao động phổ thông đang tràn ngập trên lãnh thổ Việt
1.- Nhìn lại quá khứ
Khi được hỏi “Rồi sẽ phải làm gì?” để đối phó với sự xâm chiếm của Trung Quốc, đa số đều cho rằng “Phải diệt nội thù trước rồi chống ngoại xâm sau”. Nhưng chúng ta có thể làm được như vậy không?
Trước năm 1954, chúng ta đều cương quyết diệt cộng, nhưng Pháp và Trung Quốc ký hiệp định Genève và chúng ta phải bỏ miền Bắc chạy vào miền
2.- Đây là nước Mỹ!
Khi đưa ra những chủ trương để đối phó với Trung Quốc và CSVN, nhiều nhà đấu tranh quên rằng chúng ta đang ở trong nước Mỹ và trong thế giới tự do chứ không phải đang ở trên đất của VNCH.
Hôm 18.5.2014, khi những người Việt chống cộng cầm cờ vàng ba sọc đỏ đi biểu tình chống Trung Quốc và chống cộng ở Texas, Orange County…, Hội Việt Kiều Yêu Nước đã tập trung các đoàn viên của họ cầm cở đỏ sao vàng biểu tình chống Trung Quốc ở Washington DC, New York, Paris (Pháp), Budapest (Hungary), (Warszawa) Ba Lan, Muenchen (Đức) và Helsinki (Phần Lan).
Trong khi nhiều người kêu gọi “diệt nội thù trước" thì hôm 21.4.2014, Ngoại Trưởng Kerry mời Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đến Washington để “tham vấn toàn diện về các vấn đề song phương và khu vực trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.” Người Việt đấu tranh muốn chế độ cộng sản phải sụp đổ ngay, trong khi Hoa Kỳ áp dụng chiến lược "diễn biến hòa bình" và "dùng thằng con thay thế thằng cha"! Giữa ước muốn của người Việt đấu tranh và chính sách của Hoa Kỳ hoàn toàn khác nhau.
Vấn đề cụ thể là hiện nay nhiều người Việt tại Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch không dùng hàng Trung Quốc, nhưng nhìn vào bản thống kê của Hoa Kỳ, chúng ta thấy năm 2012 Hoa Kỳ đã nhập cảng của Trung Quốc 425,5 tỷ USD và năm 2013 là 440,4 tỷ USD. Như vậy, “lệnh cấm vận” của 1.750.000 người Việt ở Mỹ sẽ đi tới đâu?
Bản tin của Reuter hôm 22.5.2014 cho biết Tòa Bạch Ốc ủng hộ Việt Nam xử dụng tố quyền pháp lý để giải quyết các tranh chấp sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan trên vùng tranh chấp ở Biển Đông. Đây là một kịch bản mới sắp được trình diễn. Chúng tôi sẽ trình bày trong bài tới.
Lữ Giang
*
|
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
Một trận đánh có bài bản
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét