Một
nguy cơ không thể không báo động cho dân Việt Nam biết.
Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và
Quảng Trị?
1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản
Việc Trung Quốc trúng thầu
và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền
đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo
của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng
sau lưng. Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc
chiến tranh quân sự, do nước A thực hiện đối với nước B, thì hôm nay, cần được
nghĩ khác.
Theo tư duy này, ta có thể
khẳng định: Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện. Theo
đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi
biên giới (mặc dù giữa hai nước đã cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn
xâm lược rất thành công về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là về ngoại giao… Việc
Việt Nam không chính thức kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa
(19/01/1974-19/01/2014), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam
(17/02/1979-17/02/2014) cho thấy, cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam
đã và đang hết sức thành công, không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục
tiêu một cách, ngoạn mục, mỹ mãn…
Câu hỏi được đặt ra ở bài
này là: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?
a. Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị
Ngày 14/02/2014, đài VOA,
trong bài viết có tựa đề “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng
Trị”, tác giả là Blogger Lê Anh Hùng, cho biết: “Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P.
Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu
Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung
Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc
theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km”(1). Cũng trong bài viết
này, về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, tác giả dẫn lời nhà
văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về thời kỳ chống Mỹ như
sau: “… cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành
quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến
trường Miền Nam”.
b. Đối với cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Tháng 4/2006, Khu Kinh tế
Vũng Áng được thành lập, theo Wikipedia có diện tích tự nhiên 227,81 km2
(22.781 ha). Các hoạt động kinh tế được ưu tiên phát triển tại khu kinh tế Vũng
Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài
nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,…).
Đáng chú ý là, Khu Kinh tế
Vũng Áng đang được đầu tư Dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (2) là một
trong những dự án trọng điểm và lớn nhất của Tập đoàn Formosa (tiền thân là của
Đài Loan, nhưng đã nhượng lại 100% cổ phần cho Trung Quốc?!) với tổng mức đầu
tư 15 tỷ USD (gồm hai giai đoạn), nằm trên diện tích trên 3.300ha, trong đó
diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha.
Với quy mô lớn như vậy, thì
người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này khoảng 25 đến 30 năm, vừa để đầu
tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế
hệ người Tàu lấy vợ, lập thành phố người Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh; sâu
xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam
thành hai miền.
Tháng 10/2013, đài RFA, đăng
bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, báo động tình trạng cát cứ của người
Trung Quốc tại Vũng Áng, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này qua ý kiến
của một người dân được bài báo trích đăng là:
“… Bây giờ, phần đông gia
đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện
ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương
lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”. Và đây
là nhận định tổng quát của bài báo, khi tác giả nghe từ một phụ nữ: “Có thể nói
rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện ngập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có
mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không
đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.
Nhưng đáng chú ý nhất, báo
động đỏ cho tình hình tại Vũng Áng, phải là một comment (của một người địa
phương nơi đây) trong bài: “Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên
giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ”, đăng trên Blog Dân
Quyền (Diễn đàn XHDS) hôm 14/02/2014, toàn văn như sau: “Cảm ơn nhà văn Phạm
Xuân Nguyên đã nói lên những suy nghĩ của tôi và bạn bè tôi – những người đã
chiến đấu có người đã anh dũng hy sinh, có người bị thương…. trong cuộc chiến
chống Tàu cướp nước 2/1979, tại Bắc luân (Quảng ninh), ở Trung đoàn 288-Quân
khu 3.
Tôi cũng rất đau lòng khi
vùng đất quê Kỳ Anh (Hà Tĩnh) của anh Nguyên và chúng tôi đã được cầm quyền
ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc
Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Đảng TƯ mới có thể được Tàu cho vào, còn chủ tịch tỉnh lấy
chức danh đó cũng không được vào [? – NHQ]. Trung Quốc xây tường và nhà cao
tầng dọc đường quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn
biển phía Đông đường Quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết.
Dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mất
đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh
niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi
xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm, đất ở, đất ruộng, cả mồ mả
cha ông… nay ĐCSVN BÁN CHO TÀU rồi . Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của gái
Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không
cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy họ không cần đội mũ, mà công an còn cười
chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông
Trịnh Xuân Tùng – Hà Nội” (4).
Rõ ràng, Trung Quốc đang
thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ
Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao,
thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng. Vũng Áng quả là một vị trí
lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển
đi vào Vịnh Bắc Bộ. Một nguy cơ không thể không được báo động!
2. Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm – Vũng
Áng – Cửa Việt
Nếu không có sự kiểm soát
chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm – Vũng Áng –
Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ,
thậm chí chia Việt Nam thành hai miền. Căn cứ hải quân Du Lâm (5) của Trung
Quốc, được Bách khoa toàn thư Wikipedia giới thiệu: là căn cứ tàu ngầm, nằm ở
thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam , “là một mối lo an ninh cho các
nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Theo bản đồ (kèm theo), từ Du Lâm đến Vũng Áng và
Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi
khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km.
Ba đỉnh này tạo thành một
tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung
Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh
Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển. Phải chăng việc cấm người Việt Nam ra,
vào Vũng Áng và Cửa Việt, bộc lộ ý đồ Trung Quốc muốn xây dựng hai vị trí này
thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực
lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Đây chính là đáp án trả lời cho câu hỏi:
tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị. (Nên nhớ,
Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải
đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên
giới Việt-Lào).
3. Vũng Áng – Cửa Việt và việc thực hiện
“đường lưỡi bò”
“Đường lưỡi bò” (màu đỏ) và
luồng vận chuyển hàng hải quốc tế (màu trắng). Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn
chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt
Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ,
biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận
chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam (đường màu trắng mờ).
Liệu Trung Quốc có thể khống
chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ
với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam . Xin dẫn một đoạn về tham
vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông (còn) khẳng định trong cuộc
họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8
năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam
Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…
Một vùng như Đông Nam châu Á
rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để
chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được
sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với
khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979). Như vậy, tham vọng chia
cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với
bọn Bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, thì mọi việc đều có thể.
4. Vài lời kết
1. Không ngẫu nhiên mà Trung
Quốc thực hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa
Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt
Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người
Tàu. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp (sau 15-25 năm), Trung
Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm
toàn bộ Biển Đông.
2. Nếu vẫn tiếp tục để Trung
Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại hai địa điểm nói trên thì đó là
sai lầm mang tính lịch sử. Nhân dịp 35 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung Quốc
xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014), việc để Trung Quốc bất ngờ phát động
và xâm lược trên toàn cõi biên giới phía Bắc đêm 16 rạng sáng ngày 17/02/1979,
mà phía Việt Nam không hề hay biết, là bài học cảnh giác, nếu như còn muốn Việt
Nam tồn tại như một quốc gia độc lập, mà không muốn bị chia cắt một lần nữa
hoặc tự biến thành một tỉnh của Trung Quốc.
|
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
Một nguy cơ không thể không báo động cho dân Việt Nam biết.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét