Một cuộc họp của nhóm chủ
trương
Văn đoàn Độc lập VN được dự kiến là một tổ chức xã hội dân sự độc lập, ái hữu.
Một tổ chức xã
hội dân sự mới thuộc lĩnh vực văn học với tên gọi ‘‘Văn đoàn độc lập Việt Nam” vừa được tuyên bố vận
động thành lập.
Hôm 03/3/2014,
một nhóm 61 cây bút thuộc các lĩnh vực văn học, thi ca, nghiên cứu, phê bình,
kịch tác gia, dịch giả v.v… là người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã công bố
một tuyên bố vận động thành lập Văn đoàn.
Tuyên bố do
Trưởng ban vận động, nhà văn Nguyên Ngọc, cùng nhiều cây bút khác là thành viên
Ban vận động như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến,
Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi,
Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo,
Vũ Thư Hiên, Ý Nhi v.v… đồng ký tên, cho hay Văn đoàn có ba sứ mạng chính.
Thứ nhất là
“đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước
hứ hai là
"tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến
khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ;”
Và thứ ba là
“bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên,
đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp
cận tác phẩm văn học của mọi người.”
'Cạnh tranh
nhưng không đối lập'
Văn đoàn độc lập
Việt Nam được nhóm vận động xác định và tuyên bố “là một tổ chức của xã hội dân
sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết
chế trong và ngoài nước.”
Theo tuyên bố,
Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và
công bố trong quá trình vận động tổ chức này.
Nhà phê bình
giải thích: "Sự cạnh tranh đó sẽ trên hoạt động, mà trên hoạt động rồi thì
sẽ thấy cái chuyện cạnh tranh hay không,
Trao đổi với
BBC hôm 03/3/2014, nhà phê bình văn học, dịch giả Phạm Xuân Nguyên, thành viên
Ban vận động nói Văn đoàn Độc lập không có ý định 'đối lập' với các tổ chức,
hiệp hội đang tồn tại ở Việt Nam như Hội nhà văn Việt Nam, Hội liên hiệp Văn
học Nghệ thuật, tuy nhiên ông Nguyên cho rằng sẽ một độ cạnh tranh nhất định.
Nhà phê bình
giải thích: "Sự cạnh tranh đó sẽ trên hoạt động, mà trên hoạt động rồi thì
sẽ thấy cái chuyện cạnh tranh hay không,
"Chứ
không phải mục đích là lập ra hội này để đối lập với hội kia, để cạnh tranh,
thì điều đó, bản thân sự thành lập cũng đã có cái khác rồi,
"Sự tồn
tại của một sự vật nào đó là nó có lý của nó, thì tất nhiên nó đã khác
rồi."
Ông Nguyên cho
hay theo dự kiến của ban vận động, Văn đoàn sẽ là một tổ chức mở và các hội
viên khi tham gia vẫn có thể đồng thời là thành viên, hội viên của các tổ chức,
hội đoàn chuyên môn khác, trừ phi các hội đoàn đó có yêu cầu khác như yêu cầu
hội viên chỉ được tham gia một hội đoàn mà thôi.
Được biết tại
Việt Nam hiện nay, Hội nhà văn Việt Nam, hội chính thức được nhà nước công nhận
và cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước, đã có 57 năm hoạt động.
Tổ chức này là
thành viên của Hội Liên hiệp Văn học, Nghệ thuật Việt Nam và đương kim Chủ tịch
Hội, nhà văn Hữu Thỉnh, đã có ba nhiệm kỳ liên tiếp làm lãnh đạo Hội kể từ năm
2000 tới nay.
"Sự cạnh
tranh đó sẽ trên hoạt động, mà trên hoạt động rồi thì sẽ thấy cái chuyện cạnh
tranh hay không. Chứ không phải mục đích là lập ra hội này để đối lập với hội
kia, để cạnh tranh, thì điều đó, bản thân sự thành lập cũng đã có cái khác
rồi"
Nhà phê bình
Phạm Xuân Nguyên
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/03/140303_thanh_lap_van_doan_doc_lap_vn.shtmlCác bài liên quan |
Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014
Tin về cuộc vận động thành lập 'Văn đoàn Độc lập VN'
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét