Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tổ
chức mới được hình thành và chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm
2014.
Một
tiếng nói độc lập
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một trong những thành viên sáng
lập, có cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do về những thông tin liên quan hội
này trong ngày chính thức ra đời. Trước hết ông cho biết:
TS Phạm Chí Dũng: Ngày hôm nay là một ngày
vui và theo một số anh em thì đó là ngày lịch sử của Việt Nam vì lần đầu tiên
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra đời.
Có thể nói đây là một tiếng nói độc lập
với công luận, độc lập với các hội đoàn dân sự. Có một sự thú vị, một sự ngạc
nhiên thú vị, như anh Bùi Minh Quốc nói, là ngày thành lập Hội Nhà báo Độc lập
Việt Nam lại rơi đúng vào ngày 4 tháng 7- ngày của Bản Tuyên Ngôn Độc lập của
Hoa Kỳ năm 1776, và điều đó quá xứng đáng cho tính chất độc lập của Hội Nhà báo
Độc Lập Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm
trọng như thế này.
Gia Minh: Vừa qua đã có Hội Nhà Văn Độc
Lập ra đời, nay có Hội Nhà Báo Độc Lập ra đời thì sẽ có những hoạt động khác
với Hội Nhà Văn Độc Lập cũng như các tổ chức xã hội dân sự ra đời trong thời
gian vừa qua như thế nào?
Chúng tôi là một hội nghề nghiệp, và phục vụ cho các nhà báo, cũng như các cộng tác viên báo chí độc lập, và kể cả những nhà báo quốc doanh.
TS Phạm Chí Dũng: Chắc cũng có một số khác
biệt nhất định. Trước hết chúng tôi là một hội nghề nghiệp, và phục vụ cho các
nhà báo, cũng như các cộng tác viên báo chí độc lập, và kể cả những nhà báo
quốc doanh muốn tham gia vào trong hội của chúng tôi.
Thứ hai chúng tôi hướng đến những hoạt
động thực chất thay cho tính chất hình thức của những hội đoàn dân sự mà vẫn bị
dư luận phàn nàn trong thời gian gần đây. Thực chất có nghĩa là chúng tôi sẽ
hướng đến những hoạt động cụ thể như tạo ra diễn đàn tự do ngôn luận cho các
hội viên. Diễn đàn này sẽ được thể hiện bằng các cuộc tọa đàm, hội thảo, hội
nghị liên quan đến một số chủ đề và vấn đề nóng bỏng của đất nước như luật lập
hội, luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý, và một số vấn đề khác liên quan đến
vấn đề thời sự rất nóng bỏng trong tình hình hiện nay là vấn đề truyền thông và
vấn đề thoát Trung.
Hoạt động thứ hai là chúng tôi phải có
ngay một trang báo để phục vụ cho nhu cầu của độc giả; và chúng tôi kỳ vọng
trong 10 năm, nó phải trở thành một tờ báo có đẳng cấp quốc tế trong khu vực
Đông Nam Á và ít nhất có thể sánh ngang với tờ Bangkok Post và có thể tiến lên
so sánh với tờ Strait Times của
Singapore.
Đồng thời chúng tôi cũng tổ chức đào tạo
cho các phóng viên trẻ vốn xuất thân từ giới blogger hiện nay. Đó là một hoạt
động hết sức quan trọng vì đó là lớp kế thừa, kế cận cho lớp nhà báo lớn tuổi
hiện nay.
Gia Minh: Để có thể trở thành tờ báo có
thể so sánh với những tờ như Bangkok Post và Strait Times mà ông vừa mới nói,
thì ai là người viết đóng góp cho tờ báo (của Hội Nhà báo Độc Lập)?
TS Phạm Chí Dũng: Hiện nay chúng tôi bắt
đầu từ con số không tròn trĩnh, nhưng như anh biết để có thể tạo ra một tờ báo
chuyên nghiệp và có đẳng cấp quốc tế thì phải có những cây viết và những nhà
làm báo chuyên nghiệp. Mà muốn có những cây viết và những nhà làm báo chuyên
nghiệp thì phải đào tạo. Có hai nguồn có thể tiếp sức cho Hội Nhà Báo Độc Lập
Việt Nam và trang báo độc lập này, chúng tôi hy vọng nhất là nguồn các tay viết
có kinh nghiệm từ giới báo chí quốc doanh. Đó là những người viết mà theo chúng
tôi là những người có trình độ, có năng lực, có nhu cầu để thể hiện nhưng chưa
có nhu cầu để thể hiện. Và chúng tôi hy vọng trong thời gian tới họ có điều
kiện để tham gia và để thể hiện trên trang báo độc lập này.
Thứ hai là nguồn đào tạo từ lớp trẻ. Đây
là nguồn mà báo chí Việt Nam từ lề phải lẫn lề trái đều đang thiếu hụt trầm
trọng và thậm chí đang bị khủng hoảng. Chúng tôi sẽ cố gắng đào tạo.
Thứ ba, chúng tôi cố gắng gửi những người
trẻ được đào tạo đi nước ngoài để học hỏi dựa vào một số tổ chức phi chính phủ
quốc tế về báo chí như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, hay Tổ chức Bảo vệ
Ký giả Quốc tế, hay Văn bút Quốc tế, hoặc Freedom House…
Chúng tôi hy vọng với tất cả những biện
pháp, giải pháp như vậy, chúng tôi có thể làm cho tờ báo có tiếng nói không chỉ
là tự do và độc lập mà còn nâng cao về mặt chuyên môn của nó và dần dần có thể
vượt ra ngoài biên giới Việt Nam.
Không phân biệt thành phần hội viên
Gia Minh: Đó là những cây bút, như ông
nói, ở trong nước. Hiện trên khắp thế giới có những người Việt Nam sinh sống,
lâu nay có những người đã viết và có đưa bài lên mạng, vậy lực lượng đó có được
sử dụng cho tờ báo của Hội Nhà Báo Độc Lập không?
Theo điều lệ của hội không phân biệt người trong nước và người ngoài nước. Tất có thể trở thành hội viên, và chúng tôi dự kiến có thể xây dựng một vài chi hội của Hội Nhà báo Độc Lập VN ở nước ngoài.
TS Phạm Chí Dũng: Đó là những cây viết
đáng giá nhưng chúng tôi không dám hy vọng họ tham gia vào hội một cách toàn
phần. Có lẽ họ còn chờ chúng tôi hoạt động và chứng tỏ hiệu quả như thế nào.
Tuy nhiên theo điều lệ của hội không phân biệt người trong nước và người ngoài
nước. Tất có thể trở thành hội viên, và chúng tôi dự kiến có thể xây dựng một
vài chi hội của Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam ở nước ngoài nếu có điều kiện. Cho
tới nay đã có vài ba anh chị là nhà báo ở nước ngoài tham gia Hội Nhà báo Độc
Lập. Chúng tôi hy vọng từ những người đó sẽ lan tỏa ra và sẽ thu hút một lực
lượng cây viết hải ngoại đóng góp cho trang báo và cho Hội Nhà báo Độc lập Việt
Nam..
Gia Minh: Qua kinh nghiệm lâu nay, bao giờ
có những trang web và đặc biệt bây giờ tờ báo tên Việt Nam Thời báo của Hội Nhà
báo Độc lập ( Việt Nam) ra đời, đều bị sự đánh phá từ phía chính quyền; vậy hội
có những biện pháp gì để có thể đưa tờ báo đến độc giả thường xuyên, không bị
gián đoạn do những hoạt động đánh phá như thế?
TS Phạm Chí Dũng: Trong Ban lãnh đạo Hội
đã giao cho nhà báo độc lập, linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế
Sài Gòn phụ trách về trang báo và cùng với anh Ngô Nhật Đăng, cũng là một nhà
báo độc lập trị sự trang báo này.
Chúng tôi cũng đã tính tới những phương án
kỹ thuật chặt chẽ và có mối quan hệ, liên hệ chặt chẽ với hệ thống Facebook. Và
vấn đề kỹ thuật, nếu cần thiết thì anh có thể hỏi thêm linh mục An Tôn Lê Ngọc
Thanh vì đây là người nắm chắc vấn đề kỹ thuật và làm sao bảo đảm trang báo
không bị xâm nhập, không bị hack trong quá trình hoạt động và vẫn chó thể phục
vụ được cho độc giả.
Gia Minh: Là một trong những thành viên
của ban biên tập và thành viên của ban sáng lập Hội Nhà báo Độc lập, trong ngày
ra mắt ông muốn nhắn gửi gi đến người đọc và người xem tại Việt Nam và trên thế
giới?
TS Phạm Chí Dũng: Tôi chỉ xin nói ngắn gọn
là chúng tôi sẽ cố gắng làm thế nào để Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam hoạt động
một cách có thực chất và đại diện cho tiếng nói độc lập của báo giới Việt Nam,
không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Và làm thế nào để những hội viên của Hội
Nhà báo Độc Lập Việt Nam trong tương lai không xa có thể và hoàn toàn có quyền
tự hào rằng họ là những nhà báo độc lập đầu tiên của Việt Nam và có tiếng nói
quốc tế, được quốc tế nể trọng.
Gia Minh: Cám ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng,
một trong những thành viên khởi xướng Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam, trong ngày
ra mắt có những chia sẻ với khán thính giả của Đài chúng tôi.
----------------------------------------------------------
|
Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét