Thứ tư 19 Tháng Sáu 2013
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 17 Tháng Bẩy 2013
Biển Đông : Bắc Kinh sẽ tăng
sức ép trên Việt Nam nhân chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phía sau, ở
giữa) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phía sau, phải) chứng kiến lễ ký kết
hợp tác quân sự tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 19/06/2013.
Trọng
Nghĩa
Chủ
tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang bắt đầu công du Trung Quốc từ hôm nay,
19/06/2013. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh trong thời gian gần
đây không ngớt có những hành động ngày càng quyết đoán trong việc áp đặt đòi
hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước
khác trong đó có Việt Nam.
Tuy
nhiên, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc
(trường Đại học New South Wales), hồ sơ Biển Đông tuy quan trọng, nhưng chỉ
chiếm một vị trí thứ yếu trong các cuộc thảo luận so với các vấn đề kinh tế.
Bắc Kinh, theo ông Thayer, sẽ lợi dụng thế yếu của Việt Nam, cần đến Trung Quốc
về mặt kinh tế để gia tăng áp lực trên một trong những nước phản đối mạnh mẽ
nhất các đòi hỏi chủ quyền quá mức của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trả
lời phỏng vấn của RFI qua thư điện tử, giáo sư Thayer trước hết xác định rằng
bất chấp các sự cố liên quan đến Biển Đông trong thời gian qua, nhân chuyến
công du Trung Quốc của chủ tịch nước Việt Nam, hai bên sẽ cố cho thấy là tranh
chấp Biển Đông không hề tác hại đến quan hệ song phương.
«
Biển Đông sẽ nằm trong chương trình nghị sự nhưng sẽ không chi phối các cuộc
thảo luận... Mặc dù đã có một vài sự cố ngoài Biển Đông được công khai hóa
(trong thời gian qua), nhưng Trung Quốc và Việt Nam đang « quản lý » tranh chấp
lãnh thổ song phương.
Một
nhóm làm việc cấp chính phủ vẫn tiếp tục gặp nhau để thảo luận về các vùng biển
ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Việt Nam đã thúc đẩy một thỏa thuận về việc « không sử
dụng võ lực trước » tại Biển Đông. Hai bên cũng đã đồng ý thiết lập một đường
dây nóng quốc phòng.
Chuyến
thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang có nhiều mục tiêu. Thứ nhất, Việt Nam là nước
đi bước đầu tiên trong một chuyến thăm cấp cao. Điều này cho thấy thái độ tôn
trọng (respect), nếu không muốn nói là cung kính (deference) đối với Trung
Quốc. Các vấn đề kinh tế sẽ rất quan trọng vì lẽ Việt Nam bị thâm hụt thương
mại nặng nề trước Trung Quốc... và sẽ phải tìm kiếm thêm đầu tư từ Trung Quốc.
Tóm
lại, cả hai bên đều không để cho tranh chấp Biển Đông dâng trào, ảnh hưởng đến
quan hệ song phương rộng lớn hơn ».
Theo
giáo sư Thayer, trong toàn cảnh như vậy, trên hồ sơ Biển Đông, Việt Nam chỉ có
thể nhắc lại những gì đã từng được hai bên đồng ý từ trước đến nay, và tránh
gây thêm rắc rối – như tuyên bố ủng hộ vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của
Trung Quốc chẳng hạn :
«
Một lần nữa, Việt Nam và Trung Quốc sẽ ghi nhận là tranh chấp nên được giải
quyết song phương (khi không liên quan đến một bên thứ ba), tránh dùng võ lực
đồng thời tuân thủ luật quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển UNCLOS. Cả hai sẽ cam kết thực hiện bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông DOC, và ủng hộ đàm phán về một Quy tắc Ứng xử COC.
Việt
Nam sẽ tiếp tục thể hiện sự cung kính Trung Quốc bằng cách không công khai ủng
hộ Philippines và vụ nước này kiện (Trung Quốc) ra trước Tòa án Trọng tài của
Liên Hiệp Quốc. Việt Nam sẽ tiếp tục giữ một thái độ kín đáo trên vấn đề Biển
Đông, ngoại trừ khi phải đối phó với những sự cố cụ thể. Trong các trường hợp
đó, Việt Nam sẽ phản đối theo các kênh chính thức ».
Chuyến
công du Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang diễn ra vào lúc toàn khối ASEAN chuẩn
bị Hội nghị Ngoại trưởng thường niên tại Brunei – từ ngày 27/06 đến 02/07/2013
- trong đó vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được đề cập tới. Theo giáo sư Thayer,
Chủ tịch nước Việt Nam có thể sẽ gặp áp lực trên một số vấn đề :
«
Trung Quốc sẽ gây mọi áp lực về mặt ngoại giao để ngăn không cho vấn đề Biển
Đông bị các cường quốc « bên ngoài » quốc tế hóa hơn nữa. Trung Quốc sẽ nêu bật
thiện chí bắt đầu đàm phán về một Quy tắc Ứng xử, nhưng với lời đe dọa ngấm
ngầm là tất cả các nước đang tranh chấp với Trung Quốc phải tránh không được
chỉ trích Trung Quốc.
Chủ
tịch Trương Tấn Sang sẽ tương đối dễ dàng trong việc tán đồng ý kiến của Trung
Quốc trong bản thông cáo chung. Các cuộc thảo luận được dự kiến về một bộ Quy
tắc Ứng xử là một chuyển biến tích cực mà mọi bên đều mong muốn ».
Trong
phần trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ Bloomberg vào hôm qua, giáo sư Thayer
còn nêu bật một trong những mục tiêu không được nói ra của chủ tịch nước Việt
Nam nhân chuyến công du Trung Quốc : Tìm hiểu rõ hơn về quan hệ Mỹ - Trung sau
cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình hồi đầu tháng tại California.
Dẫu
sao thì Việt Nam, theo nhà nghiên cứu Úc, không thể « nổ súng tiến lên » trên
hồ sơ Biển Đông, và phải rất thận trọng trong việc « chọn mặt trận nào » với
Trung Quốc.
|
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
Biển Đông : Bắc Kinh sẽ tăng sức ép Việt Nam nhân chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét