Sunday, March 16, 2014
Sài Gòn Thất thủ - Kỳ 3: Hoa Kỳ triệt thoái
ĐS Graham Martin @On the Net
Tôi đã được gặp ông Martin lúc ấy vào khoảng thời gian cuối năm 1973 tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đặt ngay trung tâm thành phố Sài Gòn. Sau này nghe kể lại tôi mới biết ông Martin vì bị trọng thương do một tai nạn giao thông trước đó đã lâu nên lực bóp của bàn tay đã trở nên yếu hẵn.
Ông Martin là vị đại sứ cuối cùng của Hoa Kỳ tại miền Nam. Với thân hình gầy ốm, trông ông tôi có cảm giác như ông là một người không được sáng sủa cho lắm. Chuyên về ngành ngoại giao, ông đã làm đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp, Ý và Thái Lan. Vào tháng 7/1973, ông Martin lúc đó đã 67 tuổi được bổ nhiệm đến Sài Gòn. Tuy ông là một người thường hay đau yếu bệnh hoạn, nhưng ông rất kỳ vọng vào chính quyền Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và có lập trường chống cộng rất triệt để đối với thế lực của MTGPMN. Trong lúc Quốc Hội Hoa Kỳ có những do dự trước việc tiếp tục trợ giúp quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn thì đại sứ Martin cũng là người đã có nỗ lực vận động nhiều nhất để yêu cầu Hoa Kỳ nên tái viện trợ cho VNCH.
Có giả thuyết cho rằng sở dĩ ông nhiệt tâm trong vấn đề này vì ông có một người con trai là binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã tử trận tại Khe Sanh vào năm 1968 trong cuộc đụng độ với quân Bắc Việt.
Sau khi hiệp định Ba Lê được ký kết, ông Martin đã đưa ra một kế hoạch với chủ trương là nếu Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ thật dồi dào cho VNCH trong khoảng 5 năm nửa thì miền Nam sẽ trở thành một quốc gia có tư thế chính thức trong khối tự do và đủ sức bảo vệ lãnh thổ của mình. Vì vậy, ông lại càng được sự ủng hộ của chính quyền miền Nam.
Đến thời điểm tháng 3/1975, khi quân Bắc Việt mở những cuộc tiến công như vũ bão trên các địa bàn rộng lớn, tạo thế nguy ngập cho chính quyền miền Nam thì mọi người rất trông đợi cũng như hy vọng tràn trề vào quyết định của Quốc Hội chính phủ Hoa Kỳ lúc đó đang thảo luận việc viện trợ khẩn cấp 700 triệu mỹ kim cho miền Nam để đảo ngược cục diện. Nhưng không ngờ Quốc Hội Hoa Kỳ đã lạnh lùng cắt đứt luôn toàn bộ nguồn viện trợ cơ bản.
Riêng cá nhân ông Martin vẫn tin tưởng rằng cho dù Bắc Việt với thế lực đại quân số có tấn công trực tiếp vào Sài Gòn đi nữa thì miền Nam cũng chưa đến nỗi mất hết hy vọng nên ông đã vận động những cuộc thương thuyết để giải quyết vấn đề và cho đến phút cuối ông vẫn chống lại những mệnh lệnh triệt thoái toàn diện từ Washington.
Đối với phía Hoa Kỳ, cuộc triệt thoái cuối cùng của họ chính thức bắt đầu từ lúc 2 giờ trưa ngày 29/4/1975. Họ đã dùng trực thăng quân sự để di tản các nhân viên chính phủ Hoa Kỳ tại Sài Gòn cũng như những nhân viên, cán bộ, binh sĩ của chính quyền miền Nam cùng thân nhân đến chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ đang đậu tại biển Đông tiếp giáp với cửa khẩu sông Sài Gòn.
Trong khi đó, đối với những ngoại quốc ở Sài Gòn, Hoa Kỳ đã dùng ám hiệu để thông báo về một cuộc triệt thoái cuối cùng bằng cách cho phát thanh liên tục bản nhạc “White Christmas” ngay tại vùng đất nhiệt đới nóng bức này. Tuy nhiên, vì muốn ở lại cho đến giờ phút cuối cùng với một số ít nhân viên phụ tá, ông Martin đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cho kéo dài thêm thời gian cuộc triệt thoái nói trên. Nhưng cho đến lúc nhận được những mệnh lệnh trực tiếp và nghiêm khắc từ cố vấn Kissinger thì ông Martin đã không còn cách nào khác nên đành rời khỏi Sài Gòn vào lúc 4 giờ sáng ngày 30/4/1975. Vì vậy, ông Martin là người Mỹ cuối cùng theo đúng danh nghĩa đã rời khỏi Việt Nam.
Theo tôi, ý nghĩa của cuộc triệt thoái này được kết luận rằng đó là những dấu hiệu sau cùng cho thấy sự can thiệp của cường quốc Hoa Kỳ vào VN từ thập niên 1950 đã hoàn toàn không đạt được mục đích gì và Hoa Kỳ phải ra đi trong sự thất bại, nhưng nếu mục kích quang cảnh sự di tản của Hoa Kỳ thì nhiều người thường có những nhận định thật lầm lẫn như “Những người Mỹ cuối cùng đã bị đánh bại trước thế lực của quân Bắc Việt và dùng trực thăng tẩu thoát trước khi Sài Gòn thất thủ”.
Bởi vì trên thực tế, quân đội Hoa Kỳ đã rút quân khỏi VN từ hai năm trước đó và đối với họ thì những liên hệ trực tiếp về quân sự với cuộc chiến tranh VN đã thực sự chấm dứt từ lúc đó. Nói cách khác, Hoa Kỳ đã tuân theo đúng tinh thần của hiệp định Ba Lê và triệt thoái toàn bộ quân đội vào năm 1973. Tôi cũng đã chứng kiến cảnh những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi VN vào ngày 29/3/1973.
Quân đội Hoa Kỳ thực sự có mặt tại VN vào năm 1962 khi những viện trợ về nhân lực, vũ khí được gửi đến VN từ căn cứ Okinawa tại Nhật Bản. Năm 1964, lực lượng TQLC Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng đánh dấu sự kiện lần đầu tiên Hoa Kỳ đưa những chiến sĩ bộ binh của mình vào VN. Từ năm 1968 đến 1969, tổng số quân lính của Hoa Kỳ trú đóng tại VN đã lên đến hơn 540.000 người và từ cuối tháng 3/1973 những liên hệ quân sự này đã hoàn toàn chấm dứt.
Nghi thức tiển biệt cuối cùng để đưa quân đội Hoa Kỳ về nước được chính quyền miền Nam tổ chức tại căn cứ không quân ở phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 29/3/1973 dưới những cơn gió thật lớn, thổi mạnh mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ.
Lúc đó, đứng ngay cạnh tôi là nhà văn Kaiko Takeshi cũng đang ghi chép để thực hiện bài phóng sự về buổi lễ này. Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng VNCH đã đọc bài diễn văn bằng Anh ngữ để chuyển lời cảm tạ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Frederick Weyand, vị Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ đặc trách viện trợ quân sự cho miền Nam đã đọc lời từ biệt bằng tiếng VN một cách ấp úng như sau: “Quân đội của quý vị nay đã có đủ khả năng chiến đấu để tự bảo vệ và điều này đã được chứng thực rõ ràng”.
Dĩ nhiên là lời nói này hoàn toàn không đúng với hiện thực, nhưng trên thực tế có 516 quân nhân các cấp của Hoa Kỳ mới chính là những quân nhân cuối cùng rời khỏi VN sau đó. Đa số họ là những sĩ quan, cố vấn và hạ sĩ quan của Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại VN. Trong tư thế điềm nhiên, những quân nhân Hoa Kỳ trông rất bình thản leo lên máy bay C-141 để về nước. Tuy vậy, cũng có một số người đã tuôn rời dòng lệ xúc cảm. Vì thế, sau này khi Sài Gòn thất thủ sự chú ý của tôi đã hướng về sự kiện người VN di tản nhiều hơn sự di tản của những người Mỹ cuối cùng tại đây.
Vào ngày 29 đến ngày 30/4/1975, số người Hoa Kỳ dùng trực thăng rời khỏi Sài Gòn ước chừng khoảng 1000 người và phần lớn là nhân viên ngoại giao, chuyên viên kỹ thuật chỉ có một số ít là dân thường. Riêng những người có mang vũ khí đều là những tướng tá và binh sĩ có nhiệm vụ bảo vệ toà Đại Sứ, con số này chỉ vỏn vẹn có 10 mấy người mà thôi.
Ngược lại, trong cùng thời điểm này các trực thăng Hoa Kỳ đã thực hiện cuộc di tản cho gần 10.000 người VN, tức gấp 10 lần số người Mỹ vằ nếu tính luôn vài ngày trước đó thì Hoa Kỳ đã giúp đỡ việc di tản cho người VN gấp 10 mấy lần nhân số của họ. Nói khác hơn, Hoa Kỳ đã tận lực trong trách nhiệm cuối cùng của mình khi Sài Gòn hấp hối.
Xế trưa ngày 29/4/1975, từ văn phòng làm việc ở một cao ốc, tôi đã nhìn thấy từ xa những cảnh di tản hỗn loạn, ồn ào trên các đường phố Sài Gòn. Trên bầu trời vang dội những âm thanh gay gắt của loại trực thăng AH-1G Cobra và Cobra bay khắp nơi trong thành phố. Nhìn từ cửa sổ, tôi trông thấy quang cảnh chính diện trên sân thượng của Trung Tâm Văn Hóa Pháp có nhiều người VN cả nam lẫn nữ đang đứng xếp hàng nối đuôi nhau như một đàn kiến và từng người một leo lên chiếc thang của những trực thăng Hoa Kỳ bay đến rồi đáp xuống tại đây.
Nói chung là ở vào cục diện cuối cùng của cuộc chiến tranh VN, điều khẳng định xác thực là Hoa Kỳ không phải là một nhân vật chính mà đây chỉ là sự xung đột làm chuyển đổi lịch sử giữa một bên phòng thủ là miền Nam và một bên tấn công để xâm chiếm là phía Bắc Việt.
©Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên @ HVR
Đón đọc bài tới: Kỳ 4: Hư cấu về MTGPMN
Đại sứ G. Martin trình ủy nhiệm thư tháng 7/1973 @On the net
Có giả thuyết cho rằng sở dĩ ông nhiệt tâm trong vấn đề này vì ông có một người con trai là binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã tử trận tại Khe Sanh vào năm 1968 trong cuộc đụng độ với quân Bắc Việt.
Sau khi hiệp định Ba Lê được ký kết, ông Martin đã đưa ra một kế hoạch với chủ trương là nếu Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ thật dồi dào cho VNCH trong khoảng 5 năm nửa thì miền Nam sẽ trở thành một quốc gia có tư thế chính thức trong khối tự do và đủ sức bảo vệ lãnh thổ của mình. Vì vậy, ông lại càng được sự ủng hộ của chính quyền miền Nam.
Đến thời điểm tháng 3/1975, khi quân Bắc Việt mở những cuộc tiến công như vũ bão trên các địa bàn rộng lớn, tạo thế nguy ngập cho chính quyền miền Nam thì mọi người rất trông đợi cũng như hy vọng tràn trề vào quyết định của Quốc Hội chính phủ Hoa Kỳ lúc đó đang thảo luận việc viện trợ khẩn cấp 700 triệu mỹ kim cho miền Nam để đảo ngược cục diện. Nhưng không ngờ Quốc Hội Hoa Kỳ đã lạnh lùng cắt đứt luôn toàn bộ nguồn viện trợ cơ bản.
Riêng cá nhân ông Martin vẫn tin tưởng rằng cho dù Bắc Việt với thế lực đại quân số có tấn công trực tiếp vào Sài Gòn đi nữa thì miền Nam cũng chưa đến nỗi mất hết hy vọng nên ông đã vận động những cuộc thương thuyết để giải quyết vấn đề và cho đến phút cuối ông vẫn chống lại những mệnh lệnh triệt thoái toàn diện từ Washington.
Công điện ĐS Martin gửi NT Kissinger ngày 28/4/1975
ĐS Martin-Tướng Weyand-NT Kissinger-TT Ford 1975 @On the Net
Đối với phía Hoa Kỳ, cuộc triệt thoái cuối cùng của họ chính thức bắt đầu từ lúc 2 giờ trưa ngày 29/4/1975. Họ đã dùng trực thăng quân sự để di tản các nhân viên chính phủ Hoa Kỳ tại Sài Gòn cũng như những nhân viên, cán bộ, binh sĩ của chính quyền miền Nam cùng thân nhân đến chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ đang đậu tại biển Đông tiếp giáp với cửa khẩu sông Sài Gòn.
@On the Net
Trong khi đó, đối với những ngoại quốc ở Sài Gòn, Hoa Kỳ đã dùng ám hiệu để thông báo về một cuộc triệt thoái cuối cùng bằng cách cho phát thanh liên tục bản nhạc “White Christmas” ngay tại vùng đất nhiệt đới nóng bức này. Tuy nhiên, vì muốn ở lại cho đến giờ phút cuối cùng với một số ít nhân viên phụ tá, ông Martin đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cho kéo dài thêm thời gian cuộc triệt thoái nói trên. Nhưng cho đến lúc nhận được những mệnh lệnh trực tiếp và nghiêm khắc từ cố vấn Kissinger thì ông Martin đã không còn cách nào khác nên đành rời khỏi Sài Gòn vào lúc 4 giờ sáng ngày 30/4/1975. Vì vậy, ông Martin là người Mỹ cuối cùng theo đúng danh nghĩa đã rời khỏi Việt Nam.
Theo tôi, ý nghĩa của cuộc triệt thoái này được kết luận rằng đó là những dấu hiệu sau cùng cho thấy sự can thiệp của cường quốc Hoa Kỳ vào VN từ thập niên 1950 đã hoàn toàn không đạt được mục đích gì và Hoa Kỳ phải ra đi trong sự thất bại, nhưng nếu mục kích quang cảnh sự di tản của Hoa Kỳ thì nhiều người thường có những nhận định thật lầm lẫn như “Những người Mỹ cuối cùng đã bị đánh bại trước thế lực của quân Bắc Việt và dùng trực thăng tẩu thoát trước khi Sài Gòn thất thủ”.
Bởi vì trên thực tế, quân đội Hoa Kỳ đã rút quân khỏi VN từ hai năm trước đó và đối với họ thì những liên hệ trực tiếp về quân sự với cuộc chiến tranh VN đã thực sự chấm dứt từ lúc đó. Nói cách khác, Hoa Kỳ đã tuân theo đúng tinh thần của hiệp định Ba Lê và triệt thoái toàn bộ quân đội vào năm 1973. Tôi cũng đã chứng kiến cảnh những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi VN vào ngày 29/3/1973.
Quân đội Hoa Kỳ thực sự có mặt tại VN vào năm 1962 khi những viện trợ về nhân lực, vũ khí được gửi đến VN từ căn cứ Okinawa tại Nhật Bản. Năm 1964, lực lượng TQLC Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng đánh dấu sự kiện lần đầu tiên Hoa Kỳ đưa những chiến sĩ bộ binh của mình vào VN. Từ năm 1968 đến 1969, tổng số quân lính của Hoa Kỳ trú đóng tại VN đã lên đến hơn 540.000 người và từ cuối tháng 3/1973 những liên hệ quân sự này đã hoàn toàn chấm dứt.
Nghi thức tiển biệt cuối cùng để đưa quân đội Hoa Kỳ về nước được chính quyền miền Nam tổ chức tại căn cứ không quân ở phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 29/3/1973 dưới những cơn gió thật lớn, thổi mạnh mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ.
Tướng Cao Văn Viên -Tướng Federick Weyand- 1973
Lúc đó, đứng ngay cạnh tôi là nhà văn Kaiko Takeshi cũng đang ghi chép để thực hiện bài phóng sự về buổi lễ này. Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng VNCH đã đọc bài diễn văn bằng Anh ngữ để chuyển lời cảm tạ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Frederick Weyand, vị Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ đặc trách viện trợ quân sự cho miền Nam đã đọc lời từ biệt bằng tiếng VN một cách ấp úng như sau: “Quân đội của quý vị nay đã có đủ khả năng chiến đấu để tự bảo vệ và điều này đã được chứng thực rõ ràng”.
Dĩ nhiên là lời nói này hoàn toàn không đúng với hiện thực, nhưng trên thực tế có 516 quân nhân các cấp của Hoa Kỳ mới chính là những quân nhân cuối cùng rời khỏi VN sau đó. Đa số họ là những sĩ quan, cố vấn và hạ sĩ quan của Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại VN. Trong tư thế điềm nhiên, những quân nhân Hoa Kỳ trông rất bình thản leo lên máy bay C-141 để về nước. Tuy vậy, cũng có một số người đã tuôn rời dòng lệ xúc cảm. Vì thế, sau này khi Sài Gòn thất thủ sự chú ý của tôi đã hướng về sự kiện người VN di tản nhiều hơn sự di tản của những người Mỹ cuối cùng tại đây.
Vào ngày 29 đến ngày 30/4/1975, số người Hoa Kỳ dùng trực thăng rời khỏi Sài Gòn ước chừng khoảng 1000 người và phần lớn là nhân viên ngoại giao, chuyên viên kỹ thuật chỉ có một số ít là dân thường. Riêng những người có mang vũ khí đều là những tướng tá và binh sĩ có nhiệm vụ bảo vệ toà Đại Sứ, con số này chỉ vỏn vẹn có 10 mấy người mà thôi.
Ngược lại, trong cùng thời điểm này các trực thăng Hoa Kỳ đã thực hiện cuộc di tản cho gần 10.000 người VN, tức gấp 10 lần số người Mỹ vằ nếu tính luôn vài ngày trước đó thì Hoa Kỳ đã giúp đỡ việc di tản cho người VN gấp 10 mấy lần nhân số của họ. Nói khác hơn, Hoa Kỳ đã tận lực trong trách nhiệm cuối cùng của mình khi Sài Gòn hấp hối.
Xế trưa ngày 29/4/1975, từ văn phòng làm việc ở một cao ốc, tôi đã nhìn thấy từ xa những cảnh di tản hỗn loạn, ồn ào trên các đường phố Sài Gòn. Trên bầu trời vang dội những âm thanh gay gắt của loại trực thăng AH-1G Cobra và Cobra bay khắp nơi trong thành phố. Nhìn từ cửa sổ, tôi trông thấy quang cảnh chính diện trên sân thượng của Trung Tâm Văn Hóa Pháp có nhiều người VN cả nam lẫn nữ đang đứng xếp hàng nối đuôi nhau như một đàn kiến và từng người một leo lên chiếc thang của những trực thăng Hoa Kỳ bay đến rồi đáp xuống tại đây.
Nói chung là ở vào cục diện cuối cùng của cuộc chiến tranh VN, điều khẳng định xác thực là Hoa Kỳ không phải là một nhân vật chính mà đây chỉ là sự xung đột làm chuyển đổi lịch sử giữa một bên phòng thủ là miền Nam và một bên tấn công để xâm chiếm là phía Bắc Việt.
©Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên @ HVR
Đón đọc bài tới: Kỳ 4: Hư cấu về MTGPMN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét