Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Blog - Thế giới Blog, YouTube ở Việt Nam


Thế giới Blog, YouTube ở Việt Nam

Tuy còn sơ khai nhưng nhiều bài viết giá trị cao đã dần dần thâm nhập vào đời sống báo chí mạng qua những trang blog cá nhân cũng như các video clip đưa lên YouTube.
************


Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2007-11-04

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

BloggerWeb200.jpg
Thế giới blog ngày càng phát triển ở Việt Nam như một nhu cầu để bày tỏ ý kiến của công dân.
Bên cạnh những trang Web chuyên nghiệp của báo điện tử, những trang blog này nói lên được điều gì trong hiện tình đất nước hiện nay?
Liệu những trang blog này có theo kịp tiến trình phát triển của những trang blog cùng dạng trên khắp thế giới hay không? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngõ tuy cánh cửa những trang blog cá nhân hiện vẫn đang rộng mở tại quê nhà.

Trang YouTube

Nói đến blog người ta liên tưởng ngay đến những trang nhật ký cá nhân chứa đựng những ý nghĩ riêng tư nhưng lại mở rộng ra với cộng đồng mạng để có thể trao đổi hay tranh cãi về một vấn đề nào đó. Thật ra những trang blog còn có những chức năng khác nữa mà các nhà nghiên cứu về xã hội học đã nhận ra rằng nhiều trang blog hiện nay có khuynh hướng dùng để đăng những bài viết nói lên tư tưởng và chính kiến của mình hay thông tin một vấn đề nào đó của cộng đồng.
Hai yếu tố này cũng là chức năng quan trọng của ngành truyền thông, đặc biệt trong phạm vi báo chí. Từ những hệ luận này, nhiều trang blog có khuynh hướng vừa nêu được các phương tiện truyền thông tây phương đặt tên là citizen journalism" hay là phóng viên công dân và tất cả đều công nhận rằng đây là hình thức sống động nhất mà truyền thông thế giới có được trong thời đại thông tin kỹ thuật số mà thôi.
Chắc chúng ta còn nhớ gần ba năm trước đây, khi ba chàng nhân viên của hãng tín dụng Pay Pal là Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim cho trình làng trang YouTube đầu tiên vào ngày 15 tháng giêng năm 2005 thế giới đã lên cơn sốt qua những hình ảnh video clip xuất hiện trên trang Web này và số người tham gia thật sự là một con số kinh hoàng khi mỗi ngày có hơn 100 triệu người truy cập vào YouTube để xem những hình ảnh cũng như tin tức và rồi hơn 65.000 video clip mới cũng được post lên trang này mỗi ngày.
Đó là những thành tích mà không một tờ báo chuyên nghiệp đơn độc nào có thể làm được dù phương tiện có dồi dào cách mấy.
HoangThuyLinhYouTube200.jpg
Video clip Chia Tay Hoàng Thùy Linh tren YouTube
Tuần báo Times của Mỹ đã bình chọn YouTube là "trang Web của năm" và từ đó nhiều cơ quan truyền thông nổi tiếng của thế giới đã cộng tác cũng như sử dụng phương tiện mới mẻ này trong mục đích thông tin của họ.
YouTube đã chứng tỏ quyền lực của mình khi những hình ảnh các vị tăng lữ Miến Điện tuần hành đòi dự do dân chủ được tung lên từ Rangoon và truyền đi khắp thế giới. Những người quay phim nghiệp dư Miến đã nhờ vào YouTube để làm báo và truyền đi những thông tin quan trọng nhất và cũng xác thực nhất của biến cố làm lung lay chế độ quân phiệt Miến.
YouTube thực sự đã có quyền lực của một phương tiện thông tin trung thực và nhanh chóng khiến cho nhiều nước phải có biện pháp cấm đoán nó như Thái Lan, Brazil, Morocco và tiếp theo đó là Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Tiểu Vương Quốc Ả Rập.
Rất tiếc YouTube đã bị lợi dụng tại Việt Nam khi các thành phần xấu tung lên trang này hình ảnh riêng tư của Hoàng Thùy Linh diễn viên chính của loạt phim truyền hình mang tên Nhật Ký Vàng Anh đã khiến dư luận lên án và nhiều vấn đề đang được đặt ra hiện nay, nhất là trong phạm trù đạo đức.
Nếu YouTube có hình thức thông tin của một chiếc truyền hình thì những trang blog cá nhân lại có thế mạnh khác khi người viết có ý muốn trình bày quan điểm của mình mà một chương trình truyền hình không cho phép. Trang blog cá nhân hoàn toàn tự do đăng bài viết cũng như những đường link tới những trang khác để người đọc có thể theo dõi cặn kẽ hơn trong cùng một chủ đề, điều đáng nói là chủ đề ấy có thể là điều cấm kỵ trong một số quốc gia.

Blog ở Việt Nam

Tại Việt Nam, có lẽ một trong những trang blog nổi tiếng nhất hiện nay được sở hữu bởi nhà sử học, đương kiêm đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc. Khi được hỏi ông nghĩ thế nào về những trào lưu dùng blog cá nhân để làm báo hay nói đúng hơn là viết những bài viết như phóng viên chuyên nghiệp đang xảy ra trên thế giới và điều này có phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của nền dân chủ trong nước hay không, ông cho biết: “Đây là diễn đàn khá sôi nổi ở trong nước cũng như ở ngoài nước.”
InternetYouth200.jpg
Giới trẻ Việt Nam luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh. RFA file photo.
Một người trẻ cũng nổi tiếng không kém là anh Nguyễn Tiến Trung. Sau khi du học trở về với mảnh bằng Thạc sĩ Khoa Học Ứng Dụng tại Pháp, Trung tung lên nhiều bài viết nói về tự do dân chủ trên trang blog cá nhân của anh và hiện trang blog này có hàng ngàn người truy cập để xem và phản hồi.
Hiện tượng Nguyễn Tiến Trung ngày một nhiều hơn tại Việt Nam cho thấy một nhu cầu cần được bày tỏ vốn là điều bức thiết của con người nhất là trong thời đại hiện nay khi ranh giới của thế giới càng ngày càng thu nhỏ lại đến mức gần bằng 0 khi sử dụng internet.
Phóng viên quần chúng là một thuật ngữ mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng đã chứng tỏ sự lan tỏa vô cùng to lớn của nghề nghiệp không chuyên này. Trào lưu "báo chí công dân" phát sinh từ Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1988 như một phản ứng từ niềm tin vào các phương tiện truyền thông đã bị xói mòn. 
Jay Rosen, giáo sư báo chí ở Đại học New York là một trong những người tiên phong cổ xuý trào lưu này. Trên trang Web Diễn đàn nghiệp vụ Báo Chí Việt Nam có đăng bài tham luận chủ đề "Blog trong thế giới thật," ngày 21/8/2007 có đoạn viết:
Xét về góc độ báo chí, blog đang thực sự tạo ra một cuộc cách mạng về cái gọi là "citizen journalism" - toàn dân làm báo. Và có thể khẳng định rằng ngay cả những phóng viên "chính thống" cũng có thể học nhiều điều từ các blogger để có thể tồn tại trong một thế giới truyền thông mà đã bị Intenet làm thay đổi hoàn toàn. 
Đóng góp nổi bật nhất của blog Việt xét theo tính báo chí có lẽ là vụ chụp ảnh anh cảnh sát giao thông chặn một chiếc xe lái ẩu - được nhiều báo in và website thông tin dẫn lại. Có một số weblog “chất lượng” của một số nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu và cả những cá nhân bình thường song chủ yếu là đăng các bài nhận định, bình luận.
Phần lớn các blog Việt chỉ dừng ở việc nêu ý kiến cá nhân dưới dạng bình phẩm mà thôi. Nhưng điều cũng cần phải bàn là bên cạnh những quan điểm cá nhân nghiêm túc và những câu chuyện riêng khá hấp dẫn đăng trên blog Việt thì có rất nhiều bài có thể coi là “rác rến.” 
Đạo diễn trẻ Phan Huyền Thư cho biết cảm tưởng của chị về những trang blog này, và chị đặc biệt để ý tới vai trò truyền thông của chúng:
Chúng tôi xin lấy một đoạn trong bài tham luận vừa nêu để làm lời kết cho bài viết này như sau: “Có lẽ lời phàn nàn nhiều nhất mà giới nhà báo truyền thống thường dành cho các blogger là: Một số blogger quá vội vã công bố những thông tin họ nắm được, chẳng cần biết hậu quả của điều đó ra sao, chẳng cần thẩm định tính chính xác của nó.
Đôi khi, việc đăng tin cẩu thả như thế gây tác hại nghiêm trọng. Giới nhà báo cho rằng dù là blogger thì cũng phải có trách nhiệm với công chúng và không được đăng những thứ tin đồn không có cơ sở hoặc thậm chí nguy hiểm.”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét