Bạn là ai, đọc thơ tôi một trăm năm sau?
Vào những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ
trước ở Miền Bắc Việt Nam đã từng có phong trào đọc sách văn nghệ rất sôi nổi.
Từ nông thôn đến thành thị thanh thiếu niên luôn bàn luận về những cuốn sách
hay, xin kể một số tác phẩm gây dư luận trong thời kỳ đó như : Vượt Côn Đảo của
Phùng Quán, Người người lớp lớp của Trần Dần,
truyện ngắn chọn lọc và tiểu thuyết Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan, Ký
sự và tiểu thuyết Phở của Nguyễn Tuân,
.. vân vân. Về thơ có các tập thơ của nhiều tác giả như : Trần Dần, Lê Đạt,
Trần Hữu Đang, Hữu Loan, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Anh Thơ, Vân Đài, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận ..v.v..... Đặc biệt trong thời kỳ này
có một luồng gió mới của văn học dịch của nước ngoài vào Việt Nam, có thể điểm
qua những tác phẩm làm xôn xao dự luận khắp nơi như : Thơ và truyện ngắn của
Puskin, Những người khốn khổ của Vich to Huy Gô, Kịch của Sếch xpia , Viết dưới giá treo cổ
của Phu xich, Một anh hùng thời đại của
Lec man tôp, Chiến tranh và Hoà bình của Lep-stol-tôi, Ông già và biển cả của
Hê Minh Uê, Sông Đông êm đềm của Sô Lô Khốp, Chiếc khuy đồng của Ô va nốp,
v.v....., nhiều nữa, có thể kể ra hàng trăm cuốn văn, thơ đã góp phần cho không
gian sinh hoạt văn học của các tầng lớp nhân dân những ngày đó có sinh khí tưng
bừng, trong số này có cả những tác phẩm mà nội dung và phong cách viết khá lạ,
cho người đọc những suy ngẫm miên man. Tôi muốn nói đến thơ Ta-gore của Ấn Độ
và chúng tôi thường gọi là kiểu thơ-văn xuôi.
Tình cờ tôi thấy trong thư viện của một
tỉnh lẻ có cuốn sách mà bìa ngoài có cái tên tác giả rất dài khó đọc
Rabindranath Tagore. Mở ra lật lật vài trang bỗng thấy một câu như sau :
Bạn là ai, đọc thơ tôi một trăm năm sau
...?
Thế là tôi mượn đem về nhà ngay tối hôm
ấy. Không ngờ cuốn "Tuyển tập thơ Tagore" đã làm tôi thức thâu đêm.
Trời Việt Bắc lúc này còn đang lạnh lắm, cái rét có thể làm bạn tê buốt ửng đỏ
cả mười đầu ngón tay. Vậy mà đã đến 2 giờ đêm rồi, tôi buông chăn khoác trên
vai ra, mở cửa dắt xe ra khỏi nhà rồi đạp một mình trên đường vắng qua 3 cây số
tìm đến nhà một người bạn, gõ cửa. Tiếng bạn ngái ngủ hỏi :
Ai đấy ?
Dậy đi. Có món quà quý đang chờ đây ! -
tôi đáp lại.
Bạn tôi bung chăn trở dây, thắp ngọn đèn dầu, thấy tay tôi đang cầm một
cuốn sách, chộp lấy và chỉ nhìn qua đã đặt xuống bàn và gạt đi không cho tôi
nói thêm gì hơn. Khoa tay bạn tôi nói nhanh :
Khoan khoan. Hãy chờ chút. Đừng vội đọc.
Bạn đứng lên với trên giàn ngắt vài chùm
nho tươi, pha ấm trà nóng và mời tôi dùng trà, nhấm nho tươi chấm thêm đường
kính. rồi dõng dạc như tuyên bố : Với Tagore lừng danh, hôm nay chúng ta gặp người, phải trong tư thế
đàng hoàng lịch sự chứ không thể vội vàng cẩu thả được, nói rồi nhón tay nhẹ nhàng mở trang thứ nhất của
Tagore. .... Vậy là cho đến mặt trời đã mọc cao rồi chúng tôi mới chia tay để
kịp giờ làm việc của một ngày mới. Một đêm chúng tôi với Tagore tại một vùng
quê Đồng Bẩm, ngoại thành Thái nguyên xưa, đã như thế đó.
Sau này tôi đã tìm mua được cuốn Tuyển tập
thơ Tagore, do chính Cao Huy Đỉnh dịch từ nguyên gốc tiếng Ấn Độ và viết lời
giới thiệu. Rất tiếc tôi không thể post lên đây vì trong chiến tranh sau này nó
đã bị thất lạc trên đường di chuyển. Để vớt vát phần nào tôi xin ghi lại trong
nhật ký này một bài vừa sưu tầm được có tên là Lời dâng, không rõ dịch giả là
ai. Ngày xưa tác phẩm này được nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh dịch ra tên là
" Bài ca dâng thần" .
Trân trọng giới thiệu cùng các bạn Blog
Ngôi Sao .
KH
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
Bạn là ai, đọc thơ tôi một trăm năm sau?
Vào những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ
trước ở Miền Bắc Việt Nam đã từng có phong trào đọc sách văn nghệ rất sôi nổi.
Từ nông thôn đến thành thị thanh thiếu niên luôn bàn luận về những cuốn sách
hay, xin kể một số tác phẩm gây dư luận trong thời kỳ đó như : Vượt Côn Đảo của
Phùng Quán, Người người lớp lớp của Trần Dần,
truyện ngắn chọn lọc và tiểu thuyết Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan, Ký
sự và tiểu thuyết Phở của Nguyễn Tuân,
.. vân vân. Về thơ có các tập thơ của nhiều tác giả như : Trần Dần, Lê Đạt,
Trần Hữu Đang, Hữu Loan, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Anh Thơ, Vân Đài, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận ..v.v..... Đặc biệt trong thời kỳ này
có một luồng gió mới của văn học dịch của nước ngoài vào Việt Nam, có thể điểm
qua những tác phẩm làm xôn xao dự luận khắp nơi như : Thơ và truyện ngắn của
Puskin, Những người khốn khổ của Vich to Huy Gô, Kịch của Sếch xpia , Viết dưới giá treo cổ
của Phu xich, Một anh hùng thời đại của
Lec man tôp, Chiến tranh và Hoà bình của Lep-stol-tôi, Ông già và biển cả của
Hê Minh Uê, Sông Đông êm đềm của Sô Lô Khốp, Chiếc khuy đồng của Ô va nốp,
v.v....., nhiều nữa, có thể kể ra hàng trăm cuốn văn, thơ đã góp phần cho không
gian sinh hoạt văn học của các tầng lớp nhân dân những ngày đó có sinh khí tưng
bừng, trong số này có cả những tác phẩm mà nội dung và phong cách viết khá lạ,
cho người đọc những suy ngẫm miên man. Tôi muốn nói đến thơ Ta-gore của Ấn Độ
và chúng tôi thường gọi là kiểu thơ-văn xuôi.
Tình cờ tôi thấy trong thư viện của một
tỉnh lẻ có cuốn sách mà bìa ngoài có cái tên tác giả rất dài khó đọc
Rabindranath Tagore. Mở ra lật lật vài trang bỗng thấy một câu như sau :
Bạn là ai, đọc thơ tôi một trăm năm sau
...?
Thế là tôi mượn đem về nhà ngay tối hôm
ấy. Không ngờ cuốn "Tuyển tập thơ Tagore" đã làm tôi thức thâu đêm.
Trời Việt Bắc lúc này còn đang lạnh lắm, cái rét có thể làm bạn tê buốt ửng đỏ
cả mười đầu ngón tay. Vậy mà đã đến 2 giờ đêm rồi, tôi buông chăn khoác trên
vai ra, mở cửa dắt xe ra khỏi nhà rồi đạp một mình trên đường vắng qua 3 cây số
tìm đến nhà một người bạn, gõ cửa. Tiếng bạn ngái ngủ hỏi :
Ai đấy ?
Dậy đi. Có món quà quý đang chờ đây ! -
tôi đáp lại.
Bạn tôi bung chăn trở dây, thắp ngọn đèn dầu, thấy tay tôi đang cầm một
cuốn sách, chộp lấy và chỉ nhìn qua đã đặt xuống bàn và gạt đi không cho tôi
nói thêm gì hơn. Khoa tay bạn tôi nói nhanh :
Khoan khoan. Hãy chờ chút. Đừng vội đọc.
Bạn đứng lên với trên giàn ngắt vài chùm
nho tươi, pha ấm trà nóng và mời tôi dùng trà, nhấm nho tươi chấm thêm đường
kính. rồi dõng dạc như tuyên bố : Với Tagore lừng danh, hôm nay chúng ta gặp người, phải trong tư thế
đàng hoàng lịch sự chứ không thể vội vàng cẩu thả được, nói rồi nhón tay nhẹ nhàng mở trang thứ nhất của
Tagore. .... Vậy là cho đến mặt trời đã mọc cao rồi chúng tôi mới chia tay để
kịp giờ làm việc của một ngày mới. Một đêm chúng tôi với Tagore tại một vùng
quê Đồng Bẩm, ngoại thành Thái nguyên xưa, đã như thế đó.
Sau này tôi đã tìm mua được cuốn Tuyển tập
thơ Tagore, do chính Cao Huy Đỉnh dịch từ nguyên gốc tiếng Ấn Độ và viết lời
giới thiệu. Rất tiếc tôi không thể post lên đây vì trong chiến tranh sau này nó
đã bị thất lạc trên đường di chuyển. Để vớt vát phần nào tôi xin ghi lại trong
nhật ký này một bài vừa sưu tầm được có tên là Lời dâng, không rõ dịch giả là
ai. Ngày xưa tác phẩm này được nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh dịch ra tên là
" Bài ca dâng thần" .
Trân trọng giới thiệu cùng các bạn Blog
Ngôi Sao .
KH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét