Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Blog - Blog nhật ký điện tử đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam


Blog nhật ký điện tử đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam


Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trong thời đại nối mạng thông tin toàn cầu ngày nay, blog, tức “nhật ký điện tử”, cũng như các sản phẩm về net khác, đã trở thành một người bạn gần gũi, không thể thiếu đối với mọi người, mọi lứa tuổi. Riêng tại Việt Nam, tính phổ biến của blog ra sao? Công dụng của nó như thế nào? Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu.
SampleBlog200.jpg
Tại một quốc gia có 2/3 dân số là người trẻ dưới 30 tuổi như Việt Nam, các trang blog nhật ký điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến:
“Ở Việt Nam, phong trào Blog trong khoảng 1 năm rưỡi trở lại đây đã phát triển mạnh. Thông thường là giới sinh viên-học sinh là chủ yếu, mỗi ngày họ dành 1-2 tiếng để chăm sóc các trang blog của mình.” Một bạn trẻ thế hệ 8X cho biết như vậy.

Không phân biệt tuổi tác

Thế nhưng, không chỉ có giới trẻ mới thân thuộc với blog, mà ngay cả những người lớn tuổi, thế hệ tưởng chừng như “lạc hậu” với công nghệ thông tin, cũng làm quen với kiểu nhật ký thời kỹ thuật số này. Một blogger cao niên tại Hà Nội:
“Bây giờ nhiều người có blog nhật ký. Các người lớn tuổi cũng mở khá nhiều. Tôi thấy rất nhiều. Rất nhiều người giới thiệu với tôi blog cá nhân của họ, nhưng tôi không có thời gian vào đọc hết.”
Quả thật đúng vậy, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, hay thành phần xã hội, các blogger Việt Nam xuất hiện ngày một nhiều, và mục đích sử dụng cũng đa hình vạn trạng.
Ở Việt Nam, phong trào Blog trong khoảng 1 năm rưỡi trở lại đây đã phát triển mạnh. Thông thường là giới sinh viên-học sinh là chủ yếu, mỗi ngày họ dành 1-2 tiếng để chăm sóc các trang blog của mình.
Nếu như những người thích viết thường mượn blog để phổ biến hay chia sẻ sáng tác của mình, “Có một số nhà văn cũng mở blog để chuyển tải những ý tưởng, những sáng tác của họ đến người đọc.”
thì những người lớn tuổi lại mở blog để: “Thường họ tâm sự, chia sẻ nỗi niềm của họ với người đọc.”
Còn đa phần người trẻ đến với blog vì: “Mục đích chủ yếu trên các trang blog là để làm quen, kết bạn. Giới trẻ ở Việt Nam thông thường hay thích chat-chit lắm. Em cũng có một vài người bạn thường hay viết lung tung trên blog, nhưng chủ yếu mở blog là để kết nối và giao lưu bạn bè là chính.”

Bày tỏ tư tưởng, tâm tư

Ngoài số đông mở blog với mục đích giải trí, cũng có một số người xem cuốn nhật ký điện tử này như một cánh cửa sổ để mở ra với xã hội những ưu tư, bức xúc, hay trăn trở của mình về thế giới xung quanh, những vấn đề mà họ không biết nên bày tỏ cùng ai trong đời sống hàng ngày, như phát biểu của một blogger tại Sài Gòn:
“Có một số người mở blog để bày tỏ quan tâm xã hội-chính trị. Hồi trước thì tôi thấy người ta mở blog để giải trí thì nhiều, nhưng thời gian gần đây xuất hiện những trang blog quan tâm đến chính trị nhiều hơn, thậm chí có những cái blog chỉ bàn về chuyện chính trị không.
Blog là một nơi để bày tỏ tư tưởng, tâm tư, tình cảm mà mình muốn mở rộng để mọi người cùng chia sẻ. Hiện giờ tôi thấy blog là nơi tương đối lý tưởng để trình bày 1 vấn đề gì đó có thể là nhạy cảm một tí thì mình cũng có thể trình bày trên blog.
Chẳng hạn như blog của anh “Điếu Cày”, anh bày tỏ bức xúc về việc anh đi kiện toà báo Công An TP mà họ không giải quyết hợp tình hợp lý thì anh đăng lên blog. Hiện tại thì blog là nơi mọi người có thể bày tỏ bức xúc của mình.”
Một ví dụ khác như trường hợp của Tuấn Khanh, một nhạc sĩ quen thuộc với giới trẻ, cũng vừa tung lên blog của mình album “Bụi Đường Ca”, gồm những sáng tác về các đề tài xã hội, cho người nghe miễn phí, vì anh biết chắc rằng CD này sẽ không lọt qua cổng kiểm duyệt để được phát hành chính thức.
Cái blog coi như là nhật ký cá nhân của mỗi người, một nhật ký mở để mọi ngườ được tự bày tỏ chính kiến. Nhà nước cũng nên cho người dân bày tỏ ý kiến, tại vì hiện giờ ý kiến của dân đối với nhà nước không ai dám nói, không ai dám đến các chỗ tiếp dân để trình bày, chỉ dám bày tỏ tư tưởng, nguyện vọng trên blog cá nhân thôi.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, nơi mà nhà nước độc tôn kiểm soát mọi vấn đề trong xã hội, kể cả các quyền tự do cá nhân của mỗi công dân như quyền tự do ngôn luận hay bày tỏ tư tưởng, thì việc ghi lại trên “nhật ký điện tử” những quan điểm riêng tư “chưa qua kiểm duyệt”, đặc biệt là những ý kiến về các chủ đề “nhạy cảm”, hầu như vẫn còn bị rất nhiều hạn chế. Một blogger thổ lộ:
“Thật ra blog cũng bị sự kiểm duyệt đấy. Trước đây trang blog nổi tiếng của một blogger viết những bài phê phán xã hội Việt Nam thì bị hacker phá liền à. Nếu mà người đó ở tại Việt Nam thì chắc chắn sẽ bị nhắc nhở.”
Thời đại thông tin, ở các quốc gia dân chủ tiến bộ, không ai nghe nói đến chuyện nhà nước muốn quản lý blog, không ai đề nghị siết chặt thông tin hoặc kiểm soát người dân tiếp cận với mạng toàn cầu internet.

Mối ngại lớn của các chính phủ độc tài

Ngược lại, nơi các luồng thông tin tự do, đa chiều vẫn còn bị bưng bít và kiểm duyệt gắt gao, thì sự phát triển bùng nổ của blog cũng chính là một mối lo ngại lớn đối với các chính phủ độc tài. Một blogger ở miền Trung bức xúc:
“Thật ra quyền cá nhân, ngay cả vừa rồi Luật báo chí Việt Nam nói rằng sẽ mở rộng cho báo chí chứ không kiểm soát như hồi xưa nữa, rồi người dân cũng vậy, nói là được có quyền tự do ngôn luận, nhưng mà“ tự do trong khuôn khổ cho phép” chứ không phải muốn nó gì thì nói, thì không được à. Chê đảng và nhà nước là không đựơc à, thậm chí có đầy đủ bằng chứng rõ ràng, cụ thể cũng không nên nói. Đó là điều tối kỵ ở Việt Nam này.”
Trước thông tin có thể rồi đây chính quyền cũng sẽ tìm mọi cách để quản lý, ngăn chặn các trang blog như đã từng đối với các trang web mà thôi, nhiều người tự hỏi: “Phải chăng ở môi trường tất cả phương tiện truyền thông đều thuộc nhà nước, thì chính quyền ắt phải lo sợ trước sự xuất hiện của một loại “báo chí công dân”, tức những trang blog, nơi mọi người có thể tự do trao đổi tư tưởng và thông tin?”
Và không ít người đã tỏ ra bất bình, thậm chí là phẫn nộ: “Tất nhiên em không đồng tình với việc quản lý blog cá nhân của người khác, cho dù có nội dung chính trị cũng vậy, vì đó cũng là quyền nói, quyền tư tưởng và suy nghĩ của người ta. Bởi lẽ không có chân lý nào là 100% hết đó. Phải có người đối nghịch lại, phải có người nói lên sự thật, hoặc ít ra là trình baỳ tư tưởng của người ta.
Bây giờ thấy giới trẻ càng ngày càng nói đến những vấn đề này khá nhiều, không đến mức sợ hãi như thời xưa. Thật ra vấn đề này thì ai cũng biết hết, kể cả những người đang nắm quyền ở Việt Nam, nhưng không có ai công khai viết báo hay đứng lên trước công chúng, công luận để nói thôi.
Trước đây, khi chưa đi ra nước ngoài, em thấy em có quyền tự do ngôn luận, em tưởng là mình có quyền nói này nói nọ. Khi đi nước ngoài trở về, nhìn thấy mọi mặt, biết nhiều thông tin rồi nhìn lại mới thấy đúng là người Việt Nam mình không có tự do ngôn luận.” s
Ý kiến của một blogger miền Nam: “Nếu ai sử dụng blog để tuyên truyền những vấn đề liên quan đến tình dục hay không lành mạnh thì nhà nước khống chế ở những mảng đó thì tôi ủng hộ. Còn những mảng khác thì đó là tự do tư tưởng của người ta.
Cái blog coi như là nhật ký cá nhân của mỗi người, một nhật ký mở để mọi ngườ đượci tự bày tỏ chính kiến. Nhà nước cũng nên cho người dân bày tỏ ý kiến, tại vì hiện giờ ý kiến của dân đối với nhà nước không ai dám nói, không ai dám đến các chỗ tiếp dân để trình bày, chỉ dám bày tỏ tư tưởng, nguyện vọng trên blog cá nhân thôi.
Nếu nhà nước quan tâm, nhìn nhận luồng tư tưởng của các blogger để sửa đổi thì rất tốt, vì thật ra điều gì càng cấm người ta càng cố gắng làm. Nhà nước mà khoá các trang blog thì người ta cũng đi tìm những phương pháp khác thôi, ngay cả những trang web nước ngoài bị ngăn chặn nhưng nhiều người trong nước vẫn có thể đọc được bằng phương pháp vượt tường lửa.”
Mới đây, một bài viết được tung lên mạng đã ví von rằng “tính đến việc quản lý blog, chẳng khác nào nghĩ đến chuyện tìm cách trói cẳng chim trời.” Với dân số trên 84 triệu, Việt Nam hiện có hơn 16 triệu lượt cài đặt internet, và số người làm quen với blog được dự đoán sẽ còn tăng lên gấp bội trong thời đại bùng nổ thông tin và liên kết toàn cầu này.
*
Xin bấm vào link này để xem các bước chi tiết thành lập WEBLOG
Bạn có thể cần phải tải và cài đặt Adobe Reader để xem các cách này. Bấm vào đây để download Adobe Reader

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét