Published on Aug 17, 2013
Hoa Lư (chữ Hán: 華閭) là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam [1]. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.[2] Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ...[3] Kinh đô Hoa Lư xưa, nay chỉ còn là Cố đô Hoa Lư với diện tích tự nhiên 13.87 km² thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.
-----------------------------------------------------------
LỄ HỘI LÊ HOÀN
http://youtu.be/-46BeatIe54
Published on Mar 19, 2013
Đền thờ Lê Hoàn nằm ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Trong đền còn lưu giữ nhiều đồ vật quý, đặc biệt có một đĩa bằng đá trắng, đường kính 36 cm trong lòng đĩa ghi chữ: "Giang Nam nhất phiến tuyết; Trác khí vạn niên trân".
Khác với đền vua Lê Đại Hành ở cố đô Hoa Lư, đền ở đây quy mô nhỏ hơn, ít tiểu tiết tinh xảo và không thờ những người liên quan như Lê Ngọa Triều, thái hậu Dương Vân Nga .v.v.
Lễ hội truyền thống Lê Hoàn nhân kỷ niệm ngày mất của ông diễn ra từ ngày 7-3 đến 9 - 3 âm lịch (giỗ chính ngày 8-3 âm lịch ) hàng năm tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Cùng dịp với lễ hội cố đô Hoa Lư - nơi gắn bó với sự nghiệp của ông, nhưng lễ hội làng Trung Lập ở quy mô nhỏ hơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét