Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Email - Khanhcg19






Chú Khánh à !

Trong email trước tôi có nói :


"Căn nhà đầu tiên tôi cùng chú Cừ bước vào là nhà cụ Cật xưa. Một cảm giác ập đến là phong cảnh bốn bề hoang sơ làm sao !"


Sau đó ít hôm tôi có dịp ngó qua một số nhà không có người ở, (xóm Ngõ Bùi, xóm Đầu Cầu và xóm Đình) thấy bốn bề cũng tĩnh lặng, nhưng phong cảnh lại tươm tất gọn gàng chứ không thể coi là nhà hoang được. 

Khi ngồi chơi với đám thợ đang xây nhà cho ông Hùng, chuyện rôm rả có ai đó kể ra những căn nhà không có người ở trong làng mình họ có kể đến nhà của hai ông tiến sĩ, nhưng có người khác cãi lại là nhà đó có người ở đấy chứ (không kê vào dạng đóng cửa để đấy như nhà khác). 


Trong email - Cảm nhận về thăm quê - tôi chỉ nêu suy nghĩ của riêng tôi để chú tham khảo. Nếu phần nào chú đồng cảm cùng tôi thì nên có việc gì đó để cải thiện cho khu nhà đất này. Nếu ở vào địa vị của tôi tuy vốn đầu tư chỉ là hơn chục triệu đồng, khó khăn vẫn là đáng kể, nhưng với hoàn cảnh hai chú Khánh, Cừ thì khác. Tuy vậy nếu các chú đồng tình thì tôi cũng muốn góp thêm vào với các chú chút đỉnh cho vui, bằng toàn bộ tháng lương ít ỏi của tôi (2.500.000 VND).
--------------------------------
Về đầu tư theo ý riêng của tôi là tiết kiệm nhưng phải có tính bảo tồn chắc chắn, do đó tầm thước của nhà xí tắm chỉ gọi là dùng được, chứ không cần gì to tát.
Cái hơi khó là xây kè giữ đất chống sói mòn theo thời gian cho vườn. Theo suy nghĩ của tôi thì ao có thể hẹp đi nhường chỗ cho vườn, chứ không thể ngược lại. (phải bảo vệ vườn thật tốt).
Còn đường vào nhà thì tính toán làm sao vừa đủ cho một ô tô con (taxi) có thể vào được nhà (mà không phải để tài xế ngồi ngoài canh xe như đợt tôi và chú Cừ về nhà ngày nọ). Dĩ nhiên là phải dùng vài ba tấc ngang xuống diện tích của ao để xây cái bờ kè này.
Theo tôi khu nhà không cần tường rào kiên cố như mọi nhà khác vì thực chất ta chẳng để ở đó những gì mà kẻ cắp quan tâm. Và đây là cái khó nhất mà tôi nghĩ là chính các chú cũng thấy khó : Khôi phục lại dậu tre hóp + duối như thời cụ Cật ngày xưa. Tôi hình dung trong ký ức hình ảnh cái dậu này rất nguyên vẹn (kể cả cái cổng hai mái hai trái lợp rạ có từ thời xa xưa nữa).
-------------------------
Thực chất con người tồn tại ra sao trong chu kỳ ngày đêm 24 tiếng đồng hồ?
- Vị giác hoạt động khoảng 2 tiếng để thưởng thức món ngon, Tuy nhiên cái đầu còn nghĩ, cái miệng còn nói, cơ thể như chân tay còn hoạt động, cái mắt còn nhìn đó đây trong khi ăn.
- Thị giác hoạt động chừng 16 tiếng rồi mi mắt khép lại để ngủ. Tuy nhiên trong khi mở mắt nhìn thì cái đầu còn nghĩ, cơ thể còn chuyển động, cái miệng có thể còn nói,
- Thính giác, khứu giác, xúc giác, so sánh tương tự thì cũng chiếm "thị phần tương tự" như hai giác quan đã nói thôi.
Có một thành phần không nằm trong ngũ giác nhưng nó xuất hiện và điều khiển cả 5 giác quan, đồng thời phán xét tốt xấu hay dở cả 5, đó là cái đầu. Cái đầu quả là thành phần quan trọng nhất trong chu kỳ 24 giờ của đời người. Nó tài đến mức không cần 5 giác quan kia nó cũng làm được việc thay thế cho tất cả. Đó chính là năng lực về liên tưởng và hồi ức.
Mỗi lần chú Khánh về thăm quê thường phải vận dụng cả 5 giác quan (chân, mắt, tay, miệng .... dùng cả ô tô , máy bay, xe đạp...) nhưng riêng cái đầu thì không cần những thứ đó vì nó "đi" rất nhanh (tên lửa hiện đại nhất hành tinh cũng không đuỏi kịp nó).
Ví dụ nhé ! Chỉ cần nghe ai đó nói : Cháu Tướng hôm nay thả thêm cá giống xuống ao .... thì lập tức chú khánh chạy về quê với tốc độ 5 triệu km/giờ.
Bởi vậy câu hỏi đặt ra " về được bao nhiêu lần.. " chắc là không tính số lần về bằng bằng cái đầu,  mà chỉ tính kiểu về bằng ô tô thôi.
Đến đây có thể nói con người đã dùng thời gian nhiều nhất cho sự sống bằng cái đầu của mình, còn lại mới sống bằng ngũ giác.
Một kẻ giàu ú ụ nhưng đầu óc chưa chắc đã giàu tương xứng thậm chí nhiều kẻ giàu lại có cả uy quyền mà ngu si hèn kém hơn cả mức bình thường bị người đời khinh bỉ mai mỉa, các cụ ta xưa gọi loại này là trọc phú.
Ngoài nhận thức chung (lý lẽ), tôi gõ những dòng này còn có lý do rất riêng. Đó là những kỷ niệm của cá nhân tôi từ tuổi niên thiếu tới tuổi trưởng thành đối với khu nhà đất này mà tôi không thể gõ ra trong một email ngắn. Trong đợt về thăm quê vừa qua đã nhiều lần tôi thăm viếng mảnh đất này nhưng phần nhiều chỉ lang thang trong vườn chứ ít khi vào nhà (lý do đơn giản vì nhà lúc đó không có người, cháu Trong đã đi học, lại có con chó dữ của cháu Tướng canh cửa).
***
Xã hội VN đang trải qua thời kỳ chuyển đổi mà tiếc rằng lại bắt đầu băng sự phân hóa, phân cực giàu nghèo, kéo theo sự suy thoái về đạo lý tới mức băng hoại xuống dốc tới sát giới hạn rồi. Ảnh hưởng tiêu cực này là rất ghê gớm, không một gia đình đình nào ở Việt Nam né tránh được nó. 

Tuy nhiên trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện - dù còn ở mức ít ỏi le lói lẻ loi - những ánh lửa văn minh đầy triển vọng. Trong số này có cả thành phần cao tuổi và nhất là có thành phần trẻ kế tiếp được trang bị ý thức hệ tiên tiến của thời đại.











Không có nhận xét nào: