Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Email - khanhcg19







- Tôi chưa phát hiện ra sự so sánh có "sự khập khiễng" như chú nói, là ở chỗ nào ?
- Tôi chưa đề cập đến cái "nếu" mà chú nêu ra, mà chỉ nói về hiện trạng thôi. Còn như nếu nhà có người ở chẳng hạn như chú Sáu về định cư ở quê, hay cô Thinh lên ở, thì tôi có thể sẽ viết những điều khác không giống với những gì tôi đã và đang viết.
- Chú nói rằng "Em sẽ về quê và bàn với các anh chị ở nhà xem sao ! ". Vậy tôi chỉ nhắc chú là : tầm nhìn ở quê nói chung thì không thể bằng tầm nhìn của người thị thành (không phải vì họ dốt mà vì lý do khác). Việc xin bàn với các anh chị (và các cháu) là thủ tục cần thiết để thu nhận sự đồng tình ủng hộ trợ giúp và có thêm thông tin chủ yếu là về điều kiện thi công (vật lực, nhân lực, và những gì cần lưu tâm về lề thói ở quê) chứ không thể theo ý kiến chỉ nhằm lợi ích có tính thực dụng thiển cận được.
…………………………….......................................................................…………………………


-----Original Message-----
From: khanhcg19@gmail.com
Sent: Tue, 22 Apr 2014 09:14:50 +0700
To: binhminh@inbox.com
Subject: Re: Cảm nhận về thăm quê (1)
Sự so sánh mà anh Năng nêu nghe không ổn, khập khiễng lắm ! Nếu có người ở thì việc tu bổ sẽ được giải quyết ngay, Không có người ở nên còn băn khoăn lắm ! Theo dự tính khoảng 40 triệu đồng ! Em sẽ về quê và bàn với các anh chị ở nhà xem sao !
…………………………….......................................................................…………………………


Vào 01:19 Ngày 22 tháng 04 năm 2014,
Bình Minh <binhminh@inbox.com> đã viết:
- Nhưng rồi về được bao lần ? .....
Vậy chú đã tính toán kiểu như thế thì tôi lại hỏi chú luôn : Theo chú thì sẽ bao nhiêu lần về thì nhà mới đáng sửa ....?  hai, ba, năm, 10, hay 50 lần hoặc hơn ?
Tôi nghĩ rằng triệu người khi xây dựng hoặc tu bổ công trình nhất là công trình văn hóa hoặc văn hóa - tâm linh thì họ không tính thực dụng cho riêng mình như vậy, thậm chí đời cha chưa làm xong, trước khi chết còn trăng trối lại cho đời con làm tiếp.
Người Ucrain gốc Nga chắc thừa hiểu rằng : chơi với thằng giầu như Mỹ Anh Pháp Canada châu Âu ... sẽ sướng hơn chơi với Nga, nhưng họ đã vì tình cảm dân tộc mà chọn về nguồn với quê hương Nga của họ. (ở đây không phân tích đúng sai trong hành động của họ).
- nhưng một thời gian sau lại sẽ như thế nào ?.... 
Lại hỏi chú câu nữa : Cái nhà của chú đang ở, được xây kiên cố đấy, thì thời gian sau lại sẽ thế nào ?
…………………………….......................................................................…………………………
-----Original Message-----
From: khanhcg19@gmail.com
Sent: Mon, 21 Apr 2014 08:48:39 +0700
To: binhminh@inbox.com
Subject: Re: Cảm nhận về thăm quê (1)
Cảm nhận về thăm quê ! 
Nhưng rồi về được bao lần, rồi sẽ không về được nữa ? Khi về thấy cảnh hoang tàn cũng mủi lòng,việc sửa thêm như anh nói cũng không phải là khó, nhưng một thời gian sau lại sẽ như thế nào ? Anh nghĩ xem ?
Lần chị Thinh bị hại, em về thăm chị có nói với chị và các cháu con anh Bậc, nếu chị Thinh lên trên này ở cho gần bác Dũng và các cháu, em sẽ làm thêm công trình phụ để chị sinh hoạt như ở dưới nhà. Với em cái gì cần em sẽ tìm mọi cách để giải quyết ... nhưng em cũng không muốn lãng phí....
…………………………….......................................................................…………………………
Vào 10:34 Ngày 20 tháng 04 năm 2014,
Bình Minh<binhminh@inbox.com> đã viết:
Chú Khánh !
Từ email này tôi nói về cảm nghĩ của tôi khi về Bắc vừa qua chỉ riêng phần liên quan tới chú. Tất nhiên là viết từ từ ít một thôi.
Căn nhà đầu tiên tôi cùng chú Cừ bước vào là nhà cụ Cật xưa. Một cảm giác ập đến là phong cảnh bốn bề hoang sơ làm sao !
Không có lối chính thức đi vào nhà mà cứ việc băng qua vườn đất để lên được cái nền trước hiên nhà. Đúng rồi, các chú đã xây lại mấy gian nhà bị xuống cấp cho nên tôi khó mà hình dung căn nhà cũ nó ra sao. Hình như có khang khác về kết cấu mặt bằng ...
Đứng ở cửa nhìn ra sân thấy cảnh quan rất ư hoang tàn. Cái vườn bị sói mòn lệch dốc về phía ao chỉ còn lại một khoảnh mặt bằng là cái sân nhỏ trước mặt. Xem ra cháu Tướng không hề chăm sóc gì cho cơ ngơi này ngoài việc xài cá ở cái ao và nhưng buống chuối tự do phát triển trong vườn.
Ngồi một lát thì có cháu mang nước uống từ nhà cháu Tướng sang. Tôi và chú Cừ thắp hương, uống nước trà xong thì tôi đi tìm chỗ đi tiểu nhưng buộc phải ra tè ở khoảnh đất trái nhà được che bởi các lùm cây sơ sài, và nghĩ rằng ở nhà này thường phải như vậy ?
Tôi tự hỏi : Mảnh đất này đã sinh ra bao thế hệ mà thế hệ còn sống ngày nay là bà Thế và các chú Khánh Cừ Sáu. Nếu con cháu đầy đàn của các cụ Cật, Lượng, Cúc, Hồ từ 4 phương muốn hành hương về nguồn thì phải về thăm viếng mảnh đất này (chứ không thể là HP, HN, TB, QN hay các nơi khác ). 
Không cần khang trang, nhưng cũng đừng gây ấn tượng như một công trình hoang buồn không ai chăm sóc.
Sau đây là vài ý kiến của tôi mong chú ngẫm xem thế nào?
Tôi được biết cách đây hơn chục năm chú Sáu có ý định khi về hưu tại quê nhà nên có ý giữ gìn khu đất này, nhưng nay chú ấy hình như đã thay đổi ý định đó. Tuy nhiên chú ấy lại cho rằng : đất không chủ sau sẽ bị xung công hết. Không rõ chú ấy căn cứ vào đâu để phán đoán có phần giống như thời "HTX nông nghiệp cao cấp" của ngày trước ?
Suy nghĩ của tôi thì:
1- Nên làm công trình phụ nho nhỏ ở cạnh nhà (xí + tắm).
2- Tôn tạo đoạn đường ngõ từ ngã ba vào nhà, bằng cách mở rộng thêm chừng 1,2 - 1,4m cho xe ô tô nhỏ dễ đi hơn chút.
3-  Trồng lại dậu tre hóp như thời cụ Cật  và mở lối vào nhà (đơn giản, có thể làm chiếc cổng bằng tre).
4- Xây lại bờ ao giáp với vườn cho chắc và cao hơn chừng ba gang tay (6 tấc).
5- San lại mảnh vườn trước nhà cho bằng (khi đó bờ ao chắc chỉ còn cao hơn vườn chừng 1 gang tay thôi).
Tất cả nếu đầu tư chỉ khoảng 10-15 triệu đồng (trong vòng tay kinh tế của các chú).


     N.