Lý thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang) là mô hình vũ trụ học nổi
bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành Vũ trụ.[1] Theo lý thuyết này, Vụ Nổ Lớn xảy ra xấp xỉ cách nay 13,798 ± 0,037 tỷ năm trước,[2][3][4][5][6] và được các nhà vũ trụ học coi là tuổi của vũ trụ.[7][8][9][10] Sau giai đoạn này, vũ trụ ở vào trạng thái cực nóng và đặc
và bắt đầu giãn nở nhanh chóng. Sau giai đoạn lạm phát,
vũ trụ đủ "lạnh" để năng lượng bức xạ (photon) chuyển đổi thành nhiều hạt hạ nguyên tử, bao gồm proton, neutron, vàelectron. Tuy những hạt
nhân nguyên tử đơn giản có thể hình thành nhanh chóng sau Big Bang, phải mất
hàng nghìn năm sau các nguyên tử trung hòa điện mới xuất hiện. Nguyên
tố đầu tiên sinh ra là hiđrô,
cùng với lượng nhỏ heli và liti. Những đám mây khổng
lồ chứa các nguyên tố nguyên thủy sau đó hội tụ lại bởi hấp dẫn để
hình thành lên các ngôi sao và các thiên hà rồi siêu đám thiên hà, và nguyên tố nặng hơn hoặc
được tổng hợp trong lòng ngôi sao hoặc sinh ra từ các vụ nổ siêu tân tinh.
Thuyết Vụ Nổ Lớn là một lý thuyết khoa
học đã được kiểm chứng
và được cộng đồng khoa học chấp nhận rộng rãi. Nó đưa ra cách giải thích hoàn
thiện về nhiều loại hiện tượng quan sát thấy trong vũ trụ, bao gồm sự có mặt
của những nguyên tố nhẹ, bức xạ nền vi sóng vũ trụ, cấu trúc vĩ mô của vũ trụ,
vàđịnh luật Hubble đối
với siêu tân tinh loại Ia.[11] Những ý tưởng chính trong Vụ Nổ Lớn—sự giãn nở của vũ trụ,
trạng thái cực nóng lúc sơ khai, sự hình thành của heli, và sự hình thành các
thiên hà— được suy luận ra từ những quan sát này và những quan sát khác độc lập
với mọi mô hình vũ trụ học. Các nhà vật lý biết rằng khoảng cách giữa các đám
thiên hà đang tăng lên, và họ lập luận rằng mọi thứ đã phải ở gần nhau hơn khi
trở về quá khứ. Ý tưởng này đã được xem xét một cách chi tiết khi quay ngược
trở lại thời gian đến thời điểm vật chất có mật độ và nhiệt độ cực cao,[12][13][14] và những máy gia tốc hạt lớn
đã được xây dựng nhằm thực hiện các thí nghiệm gần giống với thời điểm sơ khai,
mang lại kết quả thúc đẩy phát triển cho mô hình. Mặt khác, những máy gia tốc
chỉ có mức năng lượng bắn phá hạt giới hạn để có thể nghiên cứu miền năng lượng
cao của các hạt cơ bản. Có rất ít manh mối về thời điểm sớm nhất sau sự giãn
nở. Do đó, lý thuyết Vụ Nổ Lớn không thể và không cung cấp bất kỳ cách giải
thích hay miêu tả nào về điểm khởi nguyên này; thay vào đó nó miêu tả và giải
thích sự tiến hóa chung của vũ trụ sau thời điểm lạm phát.
Nhà vũ trụ học và mục sư Georges Lemaître là người đầu tiên đề xuất cái mà sau
này trở thành lý thuyết Vụ Nổ Lớn trong nghiên cứu của ông về "giả thuyết
những nguyên tử nguyên thủy." Trong nhiều năm, các nhà vật lý dựa trên ý
tưởng ban đầu của ông nhằm xây dựng lên các lý thuyết khác nhau và dần dần được
tổng hợp lại thành lý thuyết hiện đại. Khuôn khổ cho lý thuyết Vụ Nổ Lớn dựa
trên thuyết tương đối rộng của nhà vật lý Albert Einstein và trên giả thiết đơn giản về tính
đồng nhất và đẳng hướng của không gian. Dựa vào phương trình trường Einstein, nhà vũ trụ
học Alexander Friedmann đã tìm ra đượccác phương trình chi phối sự tiến hóa của vũ trụ. Năm
1929, nhà thiên văn Edwin Hubble phát hiện ra khoảng cách giữa các
thiên hà tỷ lệ với giá trị dịch chuyển đỏ của
chúng—một khám phá mà trước đó Lemaître đã nêu ra từ 1927. Quan sát của Hubble
cho thấy mọi thiên hà ở rất xa cũng như các siêu đám thiên hà đang lùi ra xa
khỏi Ngân Hà:
nếu chúng càng ở xa, vận tốc lùi xa của chúng càng lớn.[15]
Từng có thời gian cộng
đồng các nhà khoa học chia làm hai nhóm giữa một bên ủng hộ thuyết Vụ Nổ Lớn và
một bên ủng hộ thuyết Trạng thái dừng,[16] nhưng ngày nay hầu hết các nhà khoa học bị thuyết phục bởi
kịch bản của lý thuyết Vụ Nổ Lớn phù hợp nhất với các quan sát đo lường sau khi bức xạ nền vi sóng vũ trụ phát hiện ra vào năm 1964, và đặc biệt
khi phổ của nó (lượng bức xạ đo được ứng với mỗi bước sóng) được phát hiện phù
hợp với bức xạ vật đen.
Từ đó, các nhà thiên văn vật lý đã kết hợp những dữ liệu lớn trong quan sát và
đưa thêm những tính toán lý thuyết vào mô hình Vụ Nổ Lớn, và mô hình tham số
của nó hay mô hình Lambda-CDM trở thành khuôn khổ lý thuyết cho
những nghiên cứu hiện đại về vũ trụ học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét