Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Muốn ăn thì lăn vào bếp



Muốn ăn thì lăn vào bếp
Đôi lời về ăn uống

1- Mỗi một dân tộc, một khu vực đều có những cái chung và cái riêng trong khi làm và thưởng thức các món ăn món uống. Cái chung dễ nhận biết là ăn lành tức ăn sạch, nói khác đi cái ăn không bị nhiễm những yếu tố gây độc hại cho cơ thẻ (kể cả dị ứng với từng cơ địa riêng của bản thân cá nhân nào đó). Khái niệm thơm ngon bổ dưỡng cũng vậy. Với nhiều người thì món ăn này là thơm ngon, nhưng một số thì lại là không ngon, thậm chí chỉ nghe thấy tên món đó cũng đã cảm thấy ớn sợ.
2- Có rất nhiều lý do mà những món ăn truyền thống đã qua nhiều đời chọn lọc nay đã bị mai một. Làm sao khôi phục lại được trong điều kiện có thể, để kho tàng văn hoá ăn uống của Việt Nam giữ được bản sắc quý của dân tộc.
3- Trong quá trình giao lưu hội nhập hai miền Nam Bắc và nhất là với các dân tộc khác trên thế giới khi tiếp nhận món ăn và cách ăn khác truyền thống quen thuộc của mình thì quá trình chọn lọc của từng người sẽ có những tuỳ chọn khác nhau : ưa thích hoặc không. Vấn đề chế biến và cải biến khi du nhập vào đời thường sẽ như thế nào. Ở đây không những cần đề cập vấn đề tập làm, mà chừng mực nào đó còn cả vấn đề tập ăn ( để từ không ngon chuyển thành ngon miệng khó quên ).
4- Nấu nướng nên là một kỹ thuật và nghệ thuật và do đó luôn đem lại nguồn cảm hứng sáng tạo.
5- Việc ăn, việc mời ăn, cũng nên là một nghê thuật sinh hoạt, sao cho tiến bộ văn minh.
Để đạt được hai điều trên cần đầu tư công sức sao cho vui mà làm, vui mà ăn mà uống, tránh vôi vã tất bật lo nghĩ và cũng tránh cầu toàn để cả làm và ăn sao vui vẻ nhàn nhã ví như được đi xem hội.
YHN.


=========================================000000





                                                               Sep 10, '08 9:40 PM for everyone
Viên nang AMPERLOP chữa tuyệt căn bệnh đau dạ dầy
Y khoa (web)


Phần I :
SỰ HẤP THỤ CỦA THUỐC
KHI DÙNG ĐƯỜNG UỐNG
Sự hấp thu của thuốc là tiến trình thành phần của thuốc đi từ nơi sử dụng vào đến tuần hoàn chung để đạt đến vị trí tác dụng.
Sự hấp thu thay đổi theo đường dùng : Chỉ có đường tiêm vào mạch máu là cho phép hoạt chất đạt 100% sinh khả dụng, Đối với đường uống , thuốc phải trãi qua các giai đoạn ở dạ dày, rồi đến giai đoạn vận chuyển qua ruột non, tiếp đó được hấp thu qua niêm mạc ruột non ở nhiều đoạn khác nhau trước khi đạt đến tuần hoàn chung.
I. GIAI ĐOẠN Ở DẠ DÀY
Các thuốc dùng uống, sau khi vào trong dạ dày, thuốc tiếp xúc ngay lập tức với môi trường acid (pH từ 1- 3,3) và chất lỏng (dịch tiết sinh lý của dạ dày), tại đây thuốc được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và được hòa tan. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số phận của thuốc trong dạ dày và nhất là sự hấp thu ở ruột tiếp sau đó.
1. Tính acid của dịch vị
Về mặt lý thuyết môi trường acid thích hợp để hấp thu các chất có tính acid yếu. Tuy nhiên, đồng thời môi trường acid có thể gây phân hủy các thuốc kém bền như các chất nhóm penicilline (nên cần có lớp bao viên bảo vệ), erythromycine base (phải chuyển sang dùng dạng muối bền vững hơn).
2. Sự tống khỏi dạ dày
Thuốc càng bị phân hủy nhiều khi thời gian lưu lại trong dạ dày càng lâu. Việc tống thuốc ra khỏi dạ dày phụ thuộc vào các yếu tố :
- Hệ thống thần kinh : hệ thần kinh phó giao cảm làm tăng nhanh việc tống thức ăn ra khỏi dạ dày (do mở môn vị); hệ thống thần kinh giao cảm có ảnh hưởng ngược lại;
- Các yếu tố nội tiết: gastrine, secretine và cholecystokinine làm chậm việc tống khỏi dạ dày;
- Bản chất của thức ăn : chất lỏng đi nhanh qua tá tràng hơn là chất rắn. Thời gian lưu lại của thức ăn phụ thuộc vào bản chất của thành phần trong thức ăn : T1/2 của các chất hydrate carbone là khoảng 23 phút, của các proteine khoảng 32 phút, 40 phút với nước và 87 phút đối với các chất béo nằm lại trên bề mặt của chất chứa trong dạ dày và chỉ được thải trừ ở lúc cuối;
- Yếu tố pH: pH kiểm làm tăng nhanh việc đẩy khỏi dạ dày.
- Các yếu tố nội sinh : hoạt động thể dục, đau, xúc cảm, vị trí nằm nghiêng về bên trái làm chậm việc tống khỏi dạ dày.
- Bản chất của thuốc : các thuốc làm chậm việc tống khỏi dạ dày như : các thuốc anticholinergique, amphetaminique, hoặc thuốc giảm đau td trên thần kinh, … Các chất làm tăng nhanh việc tống khỏi dạ dày như : thuốc kích thích phó giao cảm, thuốc kháng cholinesterase, metoclopramide và các thuốc kháng acid (thông qua việc làm tăng pH).
+ Thời gian lưu lại trong dạ dày cũng có thể từ vài phút đến nhiều giờ. Sự khuyếch tán thuốc ngang quan niêm mạc dạ dày là rất ít, ngay cả với các chất acid yếu, vì vậy nếu thuốc bị lưu lại dạ dày lâu thì sẽ làm trễ sự phân phối thuốc ở ruột non và làm chậm sự hấp thu.
+ Giai đoạn lưu lại ở dạ dày là giai đoạn hạn chế sự hấp thu. Tuy nhiên đối với một số thuốc việc việc lưu lại lâu ở dạ dày có thể có lợi do cải thiện độ hòa tan : như trường hợp các thuốc dạng base có bản chất ít tan; hoặc cho phép phân phối dần dần các thuốc chịu sự vận chuyển chủ động như levodopa, methyldopa, riboflavine…, vì nếu các thuốc này đến ruột một lượng quá lớn thì các thụ thể vận chuyển chủ động sẽ bị bảo hòa, không đủ chất mang nên một phần thuốc sẽ bị đào thải trực tiếp trong phân và không thể phát huy tác dụng.
II. GIAI ĐOẠN Ở RUỘT
- Ruột non co bóp liên tục tạo thuận lợi cho việc nhào trộn và vận chuyển thức ăn theo dọc suốt chiều dài ống tiêu hóa. Trung bình, thức ăn của một bữa ăn mất khoảng 4-5 giờ để đi đến hồi tràng (iléon). Ở đây sự hấp thu phụ thuộc vào tính hòa tan của thuốc, vào pH của ruột non, và vào tính tan trong chất béo của thuốc.
- Các co thắt của ruột non giúp nhào trộn và làm cho chế phẩm tan rã tốt hơn, nhất là với các thuốc có lớp bao tan trong ruột.
- pH của ruột non bằng 5 ở tá tràng và bằng 8 ở hồi tràng : ở pH này, các chất base yếu đều hầu như không bị ion hóa và chúng cũng có thể khuyếch tán tự do.
- Sự khuyếch tán thuốc ngang qua niêm mạc ruột non sẽ cho phép thuốc vượt qua tuần hoàn ở tĩnh mạch cửa rồi vào đến tuần hoàn chung: bề mặt hấp thu trung bình tại ruột non là khoảng 300 m2.
- Cấu trúc của niêm mạc có thể giống với cấu trúc của màng tế bào có nghĩa là lớp phân tử lipide kép được xen kẽ bởi các lỗ hổng thân nước. Ngang qua lớp màng này sự khuyếch tán được thực hiện phần lớn theo cách thụ động theo hướng chênh lệch nồng độ giữa “nồng độ bên ngoài- nồng độ bên trong”, hoặc nồng độ của phần này và phẩn khác của màng tiêu hóa; nồng độ bên ngoài Ce tương ứng với nồng độ trong lòng ống ruột non và nồng độ bên trong Ci là nồng độ ở tĩnh mạch cửa. Vận tốc khuyếch tán V chịu tác động của Quy luật Fick và đồng thời phụ thuộc vào diện tích trao đổi S và hằng số phân ly K của thuốc :
V= KxSx(Ce-Ci).
- Sự khuyếch tán này không bị bảo hòa, không tiêu thụ năng lượng và không có sự ức chế cạnh trạnh : chúng được gọi là khuyếch tán “thụ động”.
- Về mặt chất lượng, sự hấp thu diễn ra mạnh hơn ở tá tràng (duodénum) và hỗng tràng (jéjunum), nhưng do độ dài nhiều hơn của hồi tràng (iléon) và thời gian đi ngang qua vị trí này dài hơn (3-6 giờ), nên hồi tràng là nơi thuốc được hấp thu nhiều nhất : thời gian tiếp xúc càng dài, sự khuyếch tán càng tốt. Nên, khi chúng ta muốn tăng sự hấp thu đường tiêu hóa của một hoạt chất có tính khuyếch tán kém, ta có thể nối thêm một nhánh bên để làm thay đổi “đặc tính lý hóa và để cải thiện sự thấm thuốc : ví dụ ampiciline khuyếch tán kém; nhưng amoxicilline nhờ có sự thay đổi trong công thức đã khuyếch tán tốt hơn qua đường tiêu hóa.
II. CÁC TƯƠNG TÁC BÊN TRONG ỐNG TIÊU HÓA
Trong ống tiêu hóa, các thuốc đi vào tiếp xúc với các chất nội sinh hoặc ngoại sinh, đôi khi chất này có thể ngăn chặn sự hấp thu của thuốc.
1. Các yếu tố nội sinh
- Muối mật : được tiết ra trong khi ăn để giúp nhũ tương hóa chất béo trong thức ăn cũng như những thuốc rất thân mỡ như : spironolactone, nitrofurantoine, carbamazepine. Ngược lại, các thuốc có khả năng tạo phức với các muối mật (neomycine, rovamycine, polymyxine) gây cản trở hấp thu các phân tử chất béo. Sử dụng kéo dài các thuốc này có thể là nguồn gốc của hội chứng hấp thu kém.
- Các enzyme trong ống ruột non hoặc ở biểu mô ruột non có khả năng làm bất hoạt toàn bộ hoặc một phần thuốc bằng cách phân giải protein hoặc bằng cách liên hợp.
2. Các yếu tố ngoại sinh
- Thức ăn : Ở ruột non, thức ăn làm thành rào cản vật lý giữa thuốc và vị trí hấp thu; chúng có thể gây phản ứng hóa học làm cho thuốc hoàn toàn mất tác dụng : trường hợp các muối calcium trong thức ăn tạo thành phức chất vĩnh viễn với các tetracycline, các diphosphates và các muối natri fluor. Tuy nhiên một số thuốc, sự hấp thu lại tăng lên nhờ có thức ăn (cefuroxime).
- Thuốc : Hai thuốc được dùng cùng lúc trong ống tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây phản ứng hóa học do ảnh hưởng của pH chung quanh làm thay đổi sự ion hóa và sự hấp thu mong đợi của thuốc.
+ Loại phản ứng này khó lường trước và các hậu quả lâm sàng của chúng không đủ để đưa ra dữ liệu cho các nghiên cứu hệ thống, tuy nhiên chúng ta có thể dự đoán trước một số thuốc có các tương tác này
+ Tương tác loại ion
Tất cả các chất làm tăng tính ion hóa của thuốc đều gây giảm hấp thu của thuốc : các chất kiềm như natri carbonate làm giảm hấp thu của các thuốc có tính acid và ngược lại các chất acid như acid citric là giảm hấp thu các thuốc có tính kiềm.
+ Tương tác loại tạo phức
Từ hai chất khác nhau phản ứng tạo thành một phức chất không có hoạt tính, phức chất này có thể khuyếch tán được như desferioxamine với sắt (tác động mong muốn), hoặc có thể không khuyếch tán được như tetracycline và các muối calcium hoặc cholestyramine và warfarine hoặc thyroxine và than hoạt. Khả năng tạo phức của cholestyramine và than hoạt là quan trọng và được ứng dụng trong điều trị ngộ độc thuốc như : ngộ độc thuốc glycoside trợ tim, để thải trừ các chất bị nuốt phải; tuy nhiên cách giải độc này chỉ thật sự có ích khi cho dùng ngay sau vừa mới bị ngộ độc.
Các chất băng niêm mạc tiêu hóa có cấu tạo từ các kim loại nặng (nhôm) cũng có khả năng tạo phức với các thuốc như furosemide, penicillamine, pefloxacine, ciprofloxacine. . .
Đối với thuốc băng niêm mạc đường tiêu hóa thì phải dùng cách xa các thuốc khác và nên dùng sau các thuốc khác ít nhất một giờ.
ThS.DS. NGUYỄN THỊ THU BA - Chuyên Khoa Dược BVHMĐN
Phần I :
SỰ HẤP THỤ CỦA THUỐC
KHI DÙNG ĐƯỜNG UỐNG
Sự hấp thu của thuốc là tiến trình thành phần của thuốc đi từ nơi sử dụng vào đến tuần hoàn chung để đạt đến vị trí tác dụng.
Sự hấp thu thay đổi theo đường dùng : Chỉ có đường tiêm vào mạch máu là cho phép hoạt chất đạt 100% sinh khả dụng, Đối với đường uống , thuốc phải trãi qua các giai đoạn ở dạ dày, rồi đến giai đoạn vận chuyển qua ruột non, tiếp đó được hấp thu qua niêm mạc ruột non ở nhiều đoạn khác nhau trước khi đạt đến tuần hoàn chung.
I. GIAI ĐOẠN Ở DẠ DÀY
Các thuốc dùng uống, sau khi vào trong dạ dày, thuốc tiếp xúc ngay lập tức với môi trường acid (pH từ 1- 3,3) và chất lỏng (dịch tiết sinh lý của dạ dày), tại đây thuốc được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và được hòa tan. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số phận của thuốc trong dạ dày và nhất là sự hấp thu ở ruột tiếp sau đó.
1. Tính acid của dịch vị
Về mặt lý thuyết môi trường acid thích hợp để hấp thu các chất có tính acid yếu. Tuy nhiên, đồng thời môi trường acid có thể gây phân hủy các thuốc kém bền như các chất nhóm penicilline (nên cần có lớp bao viên bảo vệ), erythromycine base (phải chuyển sang dùng dạng muối bền vững hơn).
2. Sự tống khỏi dạ dày
Thuốc càng bị phân hủy nhiều khi thời gian lưu lại trong dạ dày càng lâu. Việc tống thuốc ra khỏi dạ dày phụ thuộc vào các yếu tố :
- Hệ thống thần kinh : hệ thần kinh phó giao cảm làm tăng nhanh việc tống thức ăn ra khỏi dạ dày (do mở môn vị); hệ thống thần kinh giao cảm có ảnh hưởng ngược lại;
- Các yếu tố nội tiết: gastrine, secretine và cholecystokinine làm chậm việc tống khỏi dạ dày;
- Bản chất của thức ăn : chất lỏng đi nhanh qua tá tràng hơn là chất rắn. Thời gian lưu lại của thức ăn phụ thuộc vào bản chất của thành phần trong thức ăn : T1/2 của các chất hydrate carbone là khoảng 23 phút, của các proteine khoảng 32 phút, 40 phút với nước và 87 phút đối với các chất béo nằm lại trên bề mặt của chất chứa trong dạ dày và chỉ được thải trừ ở lúc cuối;
- Yếu tố pH: pH kiểm làm tăng nhanh việc đẩy khỏi dạ dày.
- Các yếu tố nội sinh : hoạt động thể dục, đau, xúc cảm, vị trí nằm nghiêng về bên trái làm chậm việc tống khỏi dạ dày.
- Bản chất của thuốc : các thuốc làm chậm việc tống khỏi dạ dày như : các thuốc anticholinergique, amphetaminique, hoặc thuốc giảm đau td trên thần kinh, … Các chất làm tăng nhanh việc tống khỏi dạ dày như : thuốc kích thích phó giao cảm, thuốc kháng cholinesterase, metoclopramide và các thuốc kháng acid (thông qua việc làm tăng pH).
+ Thời gian lưu lại trong dạ dày cũng có thể từ vài phút đến nhiều giờ. Sự khuyếch tán thuốc ngang quan niêm mạc dạ dày là rất ít, ngay cả với các chất acid yếu, vì vậy nếu thuốc bị lưu lại dạ dày lâu thì sẽ làm trễ sự phân phối thuốc ở ruột non và làm chậm sự hấp thu.
+ Giai đoạn lưu lại ở dạ dày là giai đoạn hạn chế sự hấp thu. Tuy nhiên đối với một số thuốc việc việc lưu lại lâu ở dạ dày có thể có lợi do cải thiện độ hòa tan : như trường hợp các thuốc dạng base có bản chất ít tan; hoặc cho phép phân phối dần dần các thuốc chịu sự vận chuyển chủ động như levodopa, methyldopa, riboflavine…, vì nếu các thuốc này đến ruột một lượng quá lớn thì các thụ thể vận chuyển chủ động sẽ bị bảo hòa, không đủ chất mang nên một phần thuốc sẽ bị đào thải trực tiếp trong phân và không thể phát huy tác dụng.
II. GIAI ĐOẠN Ở RUỘT
- Ruột non co bóp liên tục tạo thuận lợi cho việc nhào trộn và vận chuyển thức ăn theo dọc suốt chiều dài ống tiêu hóa. Trung bình, thức ăn của một bữa ăn mất khoảng 4-5 giờ để đi đến hồi tràng (iléon). Ở đây sự hấp thu phụ thuộc vào tính hòa tan của thuốc, vào pH của ruột non, và vào tính tan trong chất béo của thuốc.
- Các co thắt của ruột non giúp nhào trộn và làm cho chế phẩm tan rã tốt hơn, nhất là với các thuốc có lớp bao tan trong ruột.
- pH của ruột non bằng 5 ở tá tràng và bằng 8 ở hồi tràng : ở pH này, các chất base yếu đều hầu như không bị ion hóa và chúng cũng có thể khuyếch tán tự do.
- Sự khuyếch tán thuốc ngang qua niêm mạc ruột non sẽ cho phép thuốc vượt qua tuần hoàn ở tĩnh mạch cửa rồi vào đến tuần hoàn chung: bề mặt hấp thu trung bình tại ruột non là khoảng 300 m2.
- Cấu trúc của niêm mạc có thể giống với cấu trúc của màng tế bào có nghĩa là lớp phân tử lipide kép được xen kẽ bởi các lỗ hổng thân nước. Ngang qua lớp màng này sự khuyếch tán được thực hiện phần lớn theo cách thụ động theo hướng chênh lệch nồng độ giữa “nồng độ bên ngoài- nồng độ bên trong”, hoặc nồng độ của phần này và phẩn khác của màng tiêu hóa; nồng độ bên ngoài Ce tương ứng với nồng độ trong lòng ống ruột non và nồng độ bên trong Ci là nồng độ ở tĩnh mạch cửa. Vận tốc khuyếch tán V chịu tác động của Quy luật Fick và đồng thời phụ thuộc vào diện tích trao đổi S và hằng số phân ly K của thuốc :
V= KxSx(Ce-Ci).
- Sự khuyếch tán này không bị bảo hòa, không tiêu thụ năng lượng và không có sự ức chế cạnh trạnh : chúng được gọi là khuyếch tán “thụ động”.
- Về mặt chất lượng, sự hấp thu diễn ra mạnh hơn ở tá tràng (duodénum) và hỗng tràng (jéjunum), nhưng do độ dài nhiều hơn của hồi tràng (iléon) và thời gian đi ngang qua vị trí này dài hơn (3-6 giờ), nên hồi tràng là nơi thuốc được hấp thu nhiều nhất : thời gian tiếp xúc càng dài, sự khuyếch tán càng tốt. Nên, khi chúng ta muốn tăng sự hấp thu đường tiêu hóa của một hoạt chất có tính khuyếch tán kém, ta có thể nối thêm một nhánh bên để làm thay đổi “đặc tính lý hóa và để cải thiện sự thấm thuốc : ví dụ ampiciline khuyếch tán kém; nhưng amoxicilline nhờ có sự thay đổi trong công thức đã khuyếch tán tốt hơn qua đường tiêu hóa.
II. CÁC TƯƠNG TÁC BÊN TRONG ỐNG TIÊU HÓA
Trong ống tiêu hóa, các thuốc đi vào tiếp xúc với các chất nội sinh hoặc ngoại sinh, đôi khi chất này có thể ngăn chặn sự hấp thu của thuốc.
1. Các yếu tố nội sinh
- Muối mật : được tiết ra trong khi ăn để giúp nhũ tương hóa chất béo trong thức ăn cũng như những thuốc rất thân mỡ như : spironolactone, nitrofurantoine, carbamazepine. Ngược lại, các thuốc có khả năng tạo phức với các muối mật (neomycine, rovamycine, polymyxine) gây cản trở hấp thu các phân tử chất béo. Sử dụng kéo dài các thuốc này có thể là nguồn gốc của hội chứng hấp thu kém.
- Các enzyme trong ống ruột non hoặc ở biểu mô ruột non có khả năng làm bất hoạt toàn bộ hoặc một phần thuốc bằng cách phân giải protein hoặc bằng cách liên hợp.
2. Các yếu tố ngoại sinh
- Thức ăn : Ở ruột non, thức ăn làm thành rào cản vật lý giữa thuốc và vị trí hấp thu; chúng có thể gây phản ứng hóa học làm cho thuốc hoàn toàn mất tác dụng : trường hợp các muối calcium trong thức ăn tạo thành phức chất vĩnh viễn với các tetracycline, các diphosphates và các muối natri fluor. Tuy nhiên một số thuốc, sự hấp thu lại tăng lên nhờ có thức ăn (cefuroxime).
- Thuốc : Hai thuốc được dùng cùng lúc trong ống tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây phản ứng hóa học do ảnh hưởng của pH chung quanh làm thay đổi sự ion hóa và sự hấp thu mong đợi của thuốc.
+ Loại phản ứng này khó lường trước và các hậu quả lâm sàng của chúng không đủ để đưa ra dữ liệu cho các nghiên cứu hệ thống, tuy nhiên chúng ta có thể dự đoán trước một số thuốc có các tương tác này
+ Tương tác loại ion
Tất cả các chất làm tăng tính ion hóa của thuốc đều gây giảm hấp thu của thuốc : các chất kiềm như natri carbonate làm giảm hấp thu của các thuốc có tính acid và ngược lại các chất acid như acid citric là giảm hấp thu các thuốc có tính kiềm.
+ Tương tác loại tạo phức
Từ hai chất khác nhau phản ứng tạo thành một phức chất không có hoạt tính, phức chất này có thể khuyếch tán được như desferioxamine với sắt (tác động mong muốn), hoặc có thể không khuyếch tán được như tetracycline và các muối calcium hoặc cholestyramine và warfarine hoặc thyroxine và than hoạt. Khả năng tạo phức của cholestyramine và than hoạt là quan trọng và được ứng dụng trong điều trị ngộ độc thuốc như : ngộ độc thuốc glycoside trợ tim, để thải trừ các chất bị nuốt phải; tuy nhiên cách giải độc này chỉ thật sự có ích khi cho dùng ngay sau vừa mới bị ngộ độc.
Các chất băng niêm mạc tiêu hóa có cấu tạo từ các kim loại nặng (nhôm) cũng có khả năng tạo phức với các thuốc như furosemide, penicillamine, pefloxacine, ciprofloxacine. . .
Đối với thuốc băng niêm mạc đường tiêu hóa thì phải dùng cách xa các thuốc khác và nên dùng sau các thuốc khác ít nhất một giờ.
PHẦN II:
VÍ DỤ VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ THỨC ĂN
1. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG
Ví dụ: chlorpheniramine, diphenhydramine, fexofenadine (Telfast, Telfadine), loratadine (Clarytine), cetirizine (Zyrtec).
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Tốt nhất là dùng thuốc kháng histamine lúc bụng đói để tăng hấp thu và tăng tác dụng.
- Rượu : khi dùng chung với một số thuốc kháng histamine có thể gây gia tăng buồn ngủ và làm giảm mạnh hoạt động trí óc và vận động, cần chú ý thận trọng khi đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.
2. THUỐC GIẢM ĐAU-HẠ SỐT
Ví dụ : Paracetamol (Efferalgan; Panadol…)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Để hấp thu nhanh và cho tác dụng nhanh nên uống thuốc lúc bụng đói vì thức ăn làm cản trở hấp thu của paracetamol.
- Rượu : Tránh hoặc hạn chế uống rượu vì có thể làm tăng nguy cơ độc hại trên gan và trên dạ dày. Cần báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân là người thường xuyên uống rượu, trước khi kê đơn paracetamol.
3. THUỐC KHÁNG VIÊM NON-STEROID (NSAIDS)
Ví dụ : aspirin (Aspegic), diclofenac (Voltaren), tenoxicam (Tilcotil), meloxicam (Mobic). . .
Tương tác cần lưu ý :
- Thức ăn : Tốt nhất là dùng thuốc trong bữa ăn hoặc chung với sữa để tránh thuốc kích ứng dạ dày.
- Rượu : Tránh hoặc hạn chế uống rượu vì có thể làm tăng nguy cơ độc hại trên gan và trên dạ dày. Cần báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân là người thường xuyên uống rượu trước khi kê đơn thuốc NSAIDS. Viên Aspirin pH8 hoặc viên Votaren 50 mg tan trong ruột là các viên được bào chế đặc biệt để hạn chế gây tác dụng phụ trên dạ dày.
4. THUỐC CORTICOSTEROIDS
Ví dụ : prednisolone, methylprednisolone (Medrol)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Nên dùng thuốc chung với thức ăn hoặc sữa để giảm khó chịu ở dạ dày.
5. THUỐC GIẢM ĐAU DẪN XUẤT TỪ MORPHINE :
Ví dụ : codeine (Efferalgan-Codeine), morphine, meperidine (Demerol)
Tương tác cần chú ý :
- Rượu : tránh uống rượu vì rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc. Cẩn thận khi lái xe hoặc điều khiển máy móc cơ giới.
- Thức ăn : nên dùng chung với thức ăn để giảm tính kích ứng ở dạ dày.
6. THUỐC CHỮA HEN
THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
Ví dụ : theophylline (Theostat LP), salbutamol (Ventolin), epinephrine (adrenaline)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Ảnh hưởng của thức ăn trên theophylline có thể rất biến đổi. Thức ăn giàu chất béo có thể làm tăng nồng độ theophylline trong máu, trái lại thức ăn giàu chất xơ có thể làm giảm hấp thu của thuốc này. Bác sĩ cần biết rõ chế độ ăn hiện tại của bệnh nhân để có thể lựa chọn dạng bào chế và liều thích hợp (viên giải phóng bình thường, viên giải phóng kéo dài hoặc dạng hạt nhỏ. Ví dụ : thức ăn ít ảnh hưởng đến biệt dược THEO-DUR và SLO-BID, nhưng lại làm tăng hấp thu của THEO-24 và UNIPHYL và gây tác dụng phụ buồn nôn, nôn, đau đầu và kích thích. Thức ăn cũng có thể làm giảm hấp thu của các sản phẩm THEO-DUR hạt nhỏ dùng cho trẻ em.
- Cafeine : Tránh uống hoặc ăn các thức ăn, nước uống có chứa cafeine (như trà, cà phê, chocolat, Coca-Cola…) vì cafeine và theophylline đều có tác dụng kích thích thần kinh.
- Rượu : Tránh uống rượu nếu đang dùng thuốc theophylline vì có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ như : buồn nôn, nôn, đau đầu và kích thích.
7. THUỐC TIM MẠCH
(thuốc hạ huyết áp, trị đau ngực, điều hòa nhịp tim,
hạ cholesterol máu)
7.1. NHÓM THUỐC LỢI TIỂU :
Ví dụ : furosemide (LASIX), hydrochlorothiazide, triamterene, spironolactone (VEROSPIRON).
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Thuốc lợi tiểu có thể thay đổi theo tương tác với thức ăn và một số chất dinh dương đặc biệt. Một số thuốc lợi tiểu gây mất kali, calci và magne (furosemide, hydrochlorothiazide), một số khác lại gây tăng kali máu (triamterene, spironolactone). Việc thừa kali quá mức có thể gây loạn nhịp tim và trống ngực. Khi dùng triamterene hoặc spironolactone cần tránh ăn nhiều các thức ăn giàu kali như : chuối, cam, rau lá màu xanh đậm, hoặc muối ăn kiêng có chứa kali thay cho natri.
7.2. NHÓM THUỐC ỨC CHẾ BETA:
Ví dụ : atenolol (TENORMIN), metoprolol (BETALOC-ZOK), bisoprolol (CONCOR) propranolol (INDERAL)…
Tương tác cần chú ý :
- Rượu : tránh uống rượu khi dùng propranolol vì sẽ gây tụt huyết áp quá mức.
7.3. NHÓM NITRATES :
Ví dụ : isosorbite mononitrate (IMDUR), isosorbite dinitrate (ISDN), RISORDAN), glycerine trinitrate (NITROMINT ; NITROSTAD)…
Tương tác cần chú ý :
- Rượu : Tránh dùng rượu khi đang dùng thuốc nitrate vì có thể tăng tác dụng giãn mạch của nitrate và gây tụt huyết áp nguy hiểm.
7.4. NHÓM ỨC CHẾ MEN CHUYỂN (ƯCMC):
Ví dụ : captopril, enalapril (ENAM, RENITEC), lisinopril (ZESTRIL), imidapril (TANATRIL), perindopril (COVERSYL; PRETERAX)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Thức ăn làm giảm hấp thu của các thuốc ƯCMC (ngoại trừ enalapril), đặc biệt thức ăn giàu chất béo. Vì thế cần phải uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Các thuốc ƯCMC có thể làm tăng kali trong máu. Nếu dùng quá mức kali có thể gây hại. Bác sĩ cần phải biết rõ bệnh nhân có đang dùng các thuốc bổ sung kali hoặc thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali hay không trước khi kê đơn các thuốc UCMC. Tránh ăn quá nhiều các thức ăn giàu kali như chuối, cam, rau lá màu xanh đậm.
7.5. NHÓM THUỐC HẠ CHOLESTEROL (NHÓM STATINE):
Ví dụ : atorvastatine (LIPITOR), simvastatine (ZOCOR), fluvastatine (LESCOL XL), lovastatine (MEVACOR), pravastatine (PRAVACHOL)
Tương tác cần chú ý :
- Rượu : tránh uống nhiều rượu vì có thể tăng nguy cơ độc hại trên gan.
- Thức ăn : lovastatine nên được uống với bữa ăn tối để tăng hấp thu.
8. THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU: (KHÁNG VITAMINE K):
Ví dụ : acenocoumarol (SINTROM)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Vitamin K gây đông máu và có thể giảm hiệu quả của thuốc chống đông. VÌ thế nên hạn chế các thức ăn giàu vitmain K như : cải bắp xanh, củ cải, su lơ, cải bruxen. Liều cao của vitamin E (>= 400 IU) có thể kéo dài thời gian đông máu và nguy cơ chảy máu. Bác sĩ phải biết thông tin về bệnh nhân có đang dùng thuốc bổ sung vitamin E hay không.
- Uống thuốc trong khi ăn và nên uống thuốc vào một giờ nhất định trong ngày để giữ nồng độ thuốc hằng định trong máu.
9. THUỐC KHÁNG SINH VÀ THUỐC KHÁNG NẤM :
- NHÓM PENICILLIN :
Ví dụ : penicillin V (OSPEN), ampicillin, amoxicillin
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Nên uống thuốc lúc bụng đói để tăng hấp thu và tránh bị phá hủy do acid dịch vị. Amoxicillin bền vững và hấp thu tốt hơn ampicillin nhiều khi dùng uống.
- NHÓM QUINOLON:
Ví dụ : ciprofloxacin (CIPROBAY), levofloxacin (TAVANIC), ofloxacin (OBENASIN), pefloxacin (PEFLACIN)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : nên uống thuốc lúc bụng đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ) để hấp thu nhanh. Tuy nhiên, nếu khó chịu ở dạ dày thì có thể dùng chung với thức ăn (hấp thu bị chậm hơn nhưng không ảnh hưởng đến tổng lượng thuốc hấp thu). Cần chú ý tránh dùng chung với các sản phẩm có chứa calci, magne như : sữa, yaourt, vitamin hoặc chất có chứa sắt, và các chất kháng acid vì gây tương tác giảm đáng kể nồng độ thuốc trong máu (tạo phức chất không hấp thu được).
- Cafeine : không dùng chung thuốc nhóm Quinolon với sản phẩm chứa cafeine (cà phê, trà, chocolat) vì có thể làm tăng nồng độ cafeine trong máu và gây tăng kích thích, căng thẳng thần kinh.
- NHÓM CEPHALOSPORIN
Ví dụ : cephalexin, cefadroxil, cefaclor (VERCEF DT), cefuroxim (ZINNAT, ZINMAX), cefixim (CEFIMED)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : cefuroxim (ZINNAT, ZINMAX) bắt buộc phải được uống lúc bụng no (sau khi ăn 15 phút) để tăng hấp thu (hấp thu tăng gấp 2 lần so với uống lúc đói). Với các thuốc khác có thể uống lúc đói (hoặc sau ăn nếu bị khó chịu ở dạ dày).
- NHÓM MACROLIDE
Ví dụ : erythromycin ethylsuccinate, clarithromycin, azithromycin
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : nên uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nếu khó chịu ở dạ dày thì có thể dùng thuốc với thức ăn.
- NHÓM SULFONAMIDES
Ví dụ : sulfamethoxazole + trimethoprim (BACTRIM, BIDISEPTOL)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : nên uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nếu khó chịu ở dạ dày thì có thể dùng thuốc với thức ăn.
- NHÓM TETRACYCLINES
Ví dụ : tetracycline, doxycycline, minocycline.
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : nên uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nếu khó chịu ở dạ dày thì có thể dùng thuốc với thức ăn. Tuy nhiên đối với teracyclin cần chú ý tránh dùng chung với sữa, các thức ăn hay thuốc khác có chứa sắt, calci, magne cũng như tránh các thuốc kháng acid vì gây giảm hấp thu và giảm tác dụng (do tạo thành phức chất không hấp thu được).
- NHÓM NITROIMIDAZOLE
Ví dụ : metronidazole (FLAGYL), seccindazole (FLAGENTYL), tinidazole.
Tương tác cần chú ý :
- Rượu : tránh uống rượu hoặc các chất có chứa rượu khi đang dùng thuốc metronidazole hoặc ít nhất 3 ngày sau khi dùng thuốc. Vì rượu có thể gây nôn, co rút bụng, đau đầu và đỏ phừng mặt (do giảm chuyển hóa metronidazole, làm tăng độc tính).
- Thức ăn : nên uống kèm với thức ăn để tránh kích ứng dạ dày (gây khó chịu, buồn nôn)
- NHÓM THUỐC TRỊ LAO :
Ví dụ : rifampicin, ethambutol, pyrazinamide, isoniazid (INH)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : uống rifampicin, ethambutol và isoniazid lúc bụng đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ). Vì thức ăn làm giảm hấp thu và giảm nồng độ thuốc trong máu, đặc biệt thức ăn giàu chất béo. Nên uống vào một giờ nhất định vào buổi sáng để giữ nồng độ thuốc hàng định trong ngày.
- THUỐC KHÁNG NẤM
Ví dụ : fluconazole, griseofulvin, ketonazole (NIZORAL), itraconazole (SPORAL)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Uống thuốc sau khi ăn vì sự hấp thu tăng ở pH acid. Điều quan trọng là cần tránh dùng thuốc với các thức ăn hàng ngày có chứa calcium như : sữa, yaourt, kem và tránh dùng chung với các thuốc kháng acid.
- Rượu : Tránh uống rượu hoặc dùng các thức uống chứa rượu, hoặc ăn thức ăn được chế biến với rượu khi đang dùng ketoconazole (NIZORAL) và trong ít nhất 3 ngày sau khi ngừng thuốc. Vì rượu có thể gây buồn nôn, nôn, co thắt bụng, đau đầu và đỏ phừng mặt.
10. THUỐC ĐIỀU HÒA TÍNH KHÍ :
THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM, GIẢI LO ÂU
10.1. CÁC CHẤT ỨC CHẾ MONOAMINE OXIDASE (IMAO)
Ví dụ : phenelzine (NARDIL), tranylcypromine (PARNATE)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Khi dùng các chất IMAO cần tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ ăn, phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tương tác nghiêm trọng làm tăng huyết áp nhanh và mạnh có thể tử vong nếu dùng chung với thức ăn hoặc thức uống cồn có chứa tyramine khi đang dùng thuốc IMAO.
Các thức ăn giàu tyramine cần phải tránh là :
• Các loại phô-ma, yaourt, kem, gan bò hoặc gan gà, thịt ướp muối, thịt thú săn, trứng cá muối, cá khô.
• Trái bơ, chuối, chiết xuất men bia, nho, dưa cải bắp, xì dầu (nước tương), xúp thập cẩm.
• Đậu tằm, nhân sâm, thực phẩm chứa cafeine (trà, cà phê, chocolat, Coca-Cola)
10.2. THUỐC CHỐNG LO ÂU
Ví dụ : diazepam, lorazepam,
Tương tác cần lưu ý :
- Rượu : có thể gây suy giảm tinh thần và khả năng vận động (như lái xe, điều khiển máy móc).
- Cafeine: có thể gây thích thích, căng thẳng, hưng phấn và làm giảm đi các tác dụng chống lo âu của thuốc.
10.3. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM :
Ví dụ : paroxetine, sertraline (ZOLOFT), fluoxetine (PROZAC)
Tương tác cần chú ý :
- Rượu : không nên dùng rượu ở người bị trầm cảm, mặc dù không có tương tác nhiều giữa rượu và thuốc chống trầm cảm trên tinh thần và kỹ năng vận động.
- Thức ăn : Có thể uống thuốc trước, trong hoặc sau ăn đều được.
11. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN DẠ DÀY :
11.1. THUỐC KHÁNG HISTAMINE H2 (giảm tiết acid)
Ví dụ : cimetidine, ranitidine (ZANTAC), famotidine (QUAMATEL)
Tương tác cần chú ý :
- Rượu : tránh dùng rượu khi đang dùng các thuốc này. Rượu có thể gây kích ứng dạ dày và khó làm lành vét thưpng ở dạ dày.
- Thức ăn : Có thể dùng thuốc trước, trong hoặc sau ăn.
- Cafeine: Các sản phẩm chứa cafeine (trà, cà phê, Cola, chocolat) có thể gây kích ứng dạ dày.
11.2. THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON H+ (PPI)
Ví dụ : omeprazole (LOSEC, HELINZOLE) , esomeprazole (NEXIUM) , lansoprazole (MEDAMARIN) , pantoprazole (PANTOLOC)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Nên uống thuốc lúc bụng đói : trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ , vì thức ăn cản trở thuốc đi xuống ruột, nơi có pH=8 để giúp làm tan rã và hấp thu vào máu. Tránh dùng chung thuốc với các thức ăn, đồ uống có chứa chất kiềm vì sẽ làm phá vỡ lớp bao của thuốc sớm ngay tại dạ dày, làm cho thuốc bị phá hủy do acid dạ dày, gây giảm tác dụng điều trị.
- Nên uống thuốc sớm vào buổi sáng hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ để phát huy tốt tác dụng của thuốc.
12. THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT DÙNG UỐNG :
Ví dụ : metformine (GLUCOPHAGE, FORDIA), gliclazide (DIAMICRON), glimepiride (AMARYL),
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : Uống thuốc trong bữa ăn với nhiều nước và không nhai viên thuốc. Nên uống vào bữa ăn sáng hoặc bữa ăn tối.
13. THUỐC CHỨA CALCIUM :
Ví dụ : calcium glubionate +calcium carbonate (CALCI SANDOZ), Calci-D.
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : nên uống thuốc kèm với thức ăn để tăng hấp thu calcium. Chú ý không dùng cùng lúc với các thuốc bổ sung magnesium vì sẽ cạnh tranh hấp thu trong đường tiêu hóa.
14. THUỐC CHỨA KALI CHLORIDE:
Ví dụ : Kali chloride tác dụng kéo dài (KALDYUM LP, KALEORID LP)
Tương tác cần chú ý :
- Thức ăn : cần uống thuốc vào cuối bữa ăn, với nhiều nước, nuốt nguyên viên thuốc, không nhai, không nghiền, nên uống ở tư thế đứng hoặc ngồi. Kali chloride có thể gây loét, thủng đường tiêu hóa nếu tan rã nhanh, vì vậy chỉ dùng dạng viên uống giải phóng chậm và kéo dài.
15. MỘT SỐ THUỐC KHÁC :
- Alendronate Natri : uống trước khi ăn sáng 30 phút, với nhiều nước, ở tư thế đứng hoặc ngồi (không được nằm trong vòng ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc), vì thuốc có tác dụng phụ gây bỏng, loét thực quản- dạ dày.
- Sắt fumarate : uống 10 phút trước khi ăn sáng.
- Metoclopramide (PRIMPERAN) : uống trước khi ăn 30 phút.
* * *
ThS.DS. NGUYỄN THỊ THU BA - Chuyên Khoa Dược BVHMĐN



--------------------------------------------

Vài dòng về dịch nhiễm trùng EHEC - Dưa leo hay giá sống?



Phần I
CHLB Đức, 08.06.2011
Từ mấy tuần nay vi trùng EHEC đe dọa sức khỏe dân chúng Đức, nhất là ở miền Bắc Đức.
Vi trùng độc này không những hoành hành ở Đức mà đã lan ra các nước láng giềng như Thụy Điển, Đan Mạch, Hòa Lan, Pháp, Tiệp và ngày 02.06.2011 qua cả Mỹ Quốc (du khách Mỹ từ Âu Châu về).
Đến ngày chủ nhật 05.06.2011 đã có 21 bệnh nhân thiệt mạng và khoảng 2000 người bị lây bệnh. Vì vừa có anh bạn đặt với tôi vài câu hỏi liên quan đến EHEC nên tiện dịp tôi xin có vài dòng thưa cùng với cô bác, bạn bè, thân hữu về dịch nhiễm trùng EHEC.
E.coli là gì?
E. coli là chữ viết tắt tên vi trùng Escherichia coli, một loại vi trùng hoặc là vô hại hoặc còn có ích cho cơ thể con người. E.coli sống trong bộ phận ruột người cũng như vật.
Ai làm việc trong ngành thực phẩm đều biết vi trùng này.
E.coli là một vi trùng căn bản khi người ta thử nghiệm thực phẩm.
Thực phẩm phải hoàn toàn không có E.coli thì mới được coi là an toàn.
Nhưng tại sao lại có đòi hỏi này nếu E.coli được coi là vô hại như đã nêu ở trên.
Lý do là trong ruột người hoặc vật bên cạnh E.coli còn có nhiều loại vi trùng độc khác, có thể cùng với E.coli nhiễm vào thức ăn.
Đáng lẽ ra khi thử nghiệm thực phẩm ta phải tìm tất cà các vi trùng độc này, nhưng việc này không phòng thí nghiệm (Labor) nào thực hiện được.
Bạn thử nghĩ là một Labor mỗi ngày phải thử nghiệm cả trăm mẫu hàng cả về vi sinh học lẫn hóa học thì làm sao có thể tìm kiếm đủ cả các loại vi trùng độc.
Thí dụ bạn có 500 mẫu hàng mà trong đó bạn muốn tìm 5 loại vi trùng thì như vậy bạn phải có 2500 (500 x 5) cuộc thử nghiêm.
Vì thế trong việc thử nghiệm hàng ngày tìm vi trùng độc trong thực phẩm các nhà khoa học giới hạn chỉ kiếm vi trùng E.coli mà thôi.
Người ta kết luận là nếu không tìm thấy E.coli trong thức ăn thì thức ăn được coi là an toàn.
Theo luật vệ sinh của CHLB Đức thì E.coli phải vắng mặt trong 100 ml nước uống.
Ngược lại nếu E.coli „lù lù“ xuất hiện thì có nghiã là „các bạn vi trùng đồng hành“ độc địa của E.coli trong ruột, cũng rất có thể nhiễm vào thức ăn và trong trường hơp này thực phẩm được đánh giá là nguy hiểm cho sức khỏe.
Trong ngành sinh học người ta gọi loại vi trùng "đại biểu, báo động" này là Indikatorkeim (Đức ngữ) và indicator organism (Anh ngữ).
Cấy vi trùng trên môi trường
Vi trùng E.coli
Còn EHEC thì sao?
EHEC, chữ viết tắt của tên tiếng Đức enterohämorrhagische Escherichia coli, và tiếng Anh enterohemorrhagic E. coli, là một hình thức biến dạng của vi trùng E.coli. EHEC, một loại vi trùng siêu độc, có đặc tính tiết ra chất độc Shigatoxine tấn công màng ruột khiến người bị nhiễm trùng đau bụng dữ dội và đi tiêu chảy có máu (phụ chú: đi tiêu dính máu vì bị trĩ không "mắc mớ" gì đến EHEC).
Trong vài trường hợp còn đưa đến chứng tán huyết tăng urê máu HUS (viết tắt của chữ hämolytisch-urämische Syndrom/ haemolytic-uraemic syndrome) một hiện tượng thiếu máu và suy thận làm bác sĩ phải lọc máu, chạy thận (Dialyse) cho người bệnh.
EHEC còn nguy hiểm ở chỗ là chỉ khoảng trên dưới 100 con vi trùng xâm nhập vào ruột là đã đủ gây bệnh, trong khi các loại vi trùng độc khác phải cần cả triệu con mới sinh bệnh được.
EHEC thường sống ở đâu? sinh sản như thế nào?
EHEC thường sống trong ruột súc vật, bò, heo, cừu, dê...và được thải ra bên ngoài cùng với phân của các súc vật kể trên. Rồi từ phân EHEC nhiễm vào nước dơ, nước phế thải của nông trại.
Nếu rời khỏi ruột, loại E.coli bình thường không tồn tại ngoài thiên nhiên lâu được.
EHEC, ngược lại, có thể sống vài tuần bên ngoài cơ thể vật hay người nếu có điều kiện thích hợp như ấm, ẩm và môi trường dinh dưỡng đầy đủ.
Nếu có đủ các điều kiện thích hợp EHEC sinh sản rất nhanh. Vi trùng sinh sản theo lối chia đôi (trực phân) có nghĩa là một tế bào mẹ phân tách ra làm 2 tế bào con.
Một tế bào vi trùng E.coli (hay EHEC) sẽ tách ra thành 2 tế bào con trong vòng 20 phút, thành 4 sau 40 phút, thành 8 sau 60 phút, thành 16 sau 80 phút… thành 159.744 sau 6 tiếng, v.v…
Nông phẩm nào bị nhiễm trùng E.coli và EHEC?
Nói một cách tổng quát, tất cả mọi nông phẩm không ít thì nhiều đều có thể nhiễm các vi trùng độc nếu chủ nông trại làm ăn tắc trách, không giữ đúng các điều kiện vệ sinh căn bản.
Phân bò, nước phế thải… trong chuồng súc vật tại các nông trại lúc nào cũng chứa vi trùng E.coli, EHEC và các vi trùng độc khác.
Nông phẩm thực vật như sà lách, dưa leo, cà chua, trái cây…. sẽ nhiễm vi trùng độc nếu nhà nông thay vì dùng nước sạch lại dùng nước dơ để tưới cây.
Dưa leo xuất xứ từ Tây Ban Nha (TBN) bị coi là nguồn truyền nhiễm EHEC vì một Labor ở Đức đã tìm được EHEC ở loại dưa leo này và một công nhân TBN khi qua Thụy Sĩ bị tiêu chảy khai là nông trại chổ bà ta làm dùng nước dơ để tưới cây.
Nhưng sau đó dưa leo TBN được coi là bị oan, vì loại vi trùng tìm được ở dưa leo TBN không phù hợp 100% với loại EHEC siêu độc tìm thấy tại bệnh nhân.
Hôm 06.06.2011 lại có tin giá sống có thể là nguồn gây bệnh EHEC, một thực phẩm thường có trong mọi bữa ăn người Việt chúng ta.
Một nông trại trồng giá ở quận Uelzen (tiểu bang Niedersachsen) bị đóng cửa. Nhưng qua ngày hôm sau kết quả thử nghiệm lại cho thấy giá sống "vô tội". Tất cả mẫu giá sống đều không chứa EHEC.
Nông phẩm động vật như sữa là một loại thực phẫm rất dễ bị nhiễm trùng độc. Đây là chuyện dễ hiểu vì các con bò sữa không những có vi trùng độc trong ruột mà cả ở ngoài da nữa.
Khi vắt sữa, người vắt sữa có giữ sạch sẽ đến mấy cũng không tránh được vi trùng nhiễm vào, nhất là khi họ vắt bằng tay thay bằng máy.
Vì lý do này mà chúng ta phải tránh không uống sữa thô (Rohmich/raw milk) chưa được khử trùng.
Một cậu bé hàng xóm tôi sau khi uống sữa thô do bà mẹ cậu mua trực tiếp ở một nông trại bị tiêu chảy nặng và nằm nhà thương cả vài tuần. Chuyện này cách đây 15 năm, lúc đó chưa ai nghĩ đến dịch EHEC.
Các loại sữa bán trong cửa hàng siêu thị đều được đun nóng khử trùng, các bạn cứ tự nhiên uống.
Tuy nhiên không nên uống sữa, nếu cơ thể bạn không chịu được loại đường có trong sữa (Lactose intolerant) như đa số người Việt mính mắc phải (đầy bụng, đau bụng, thả hơi… sau khi uống sữa).
Trong trường hợp này bạn nên mua sữa loại L-minus không có đường Lactose nữa.
Tiện đây xin phụ chú thêm là phần lớn người Việt mình sống ở Âu Châu, Mỹ Châu còn bị dị ứng với phấn hoa.
Cứ mỗi độ xuân về, hè tới là anh em, bà con Vietnam mình hắt hơi lia lịa, ngứa mắt, ngứa mũi, nước mắt, nước mũi ràn rụa….
Các bạn nên đi bác sĩ, chứ không sau này lúc cao niên bị suyễn (Asthma) là phiền lắm.
Các cơ quan y tế phản ứng như thế nào với bệnh dịch EHEC?
Nếu theo dõi tin tức báo chí và TiVi mấy ngày nay bạn có cảm tưởng là các cơ quan y tế công quyền ở Đức gần như bất lực không giải quyết được dịch nhiễm trùng EHEC.
Có quá nhiều viện này, viện nọ, quá nhiều chuyên gia nọ, chuyên gia kia xía vào câu chuyện, bàn ra tán vào. Ở Đức có đến 3 viện y tế cùng có nhiệm vụ giải quyết dịch EHEC.
Mỗi viện lại trực thuộc một bộ khác nhau. Viện y tế Robert Koch Institut, chuyên nghiên cứu bệnh tật, thuộc bộ y tế.
Viện liên bang đánh giá các mối nguy hại (Bundesinstitut für Risikobewertung) lại thuộc bộ canh nông và bảo vệ người tiêu thụ.
Rồi lại còn có sở liên bang bảo vệ người tiêu thụ và an toàn thực phẩm (Bundesamt für Verbraucherschutz und Lebensmittelsicherheit). Thế là từ đó xẩy ra chuyện kèn cựa về thẩm quyền giữa các viện.
Một viện loan báo khám phá ra dưa leo là thủ phạm, bửa sau phải cải chính. Một viện khác tuyên bố tìm được giá sống là nguyên do, hôm sau lại rút lại.
Đấy là chưa kể một số nhà thương, bác sĩ cũng lên tiếng. Giám đốc y viện Charite ở Berlin phê bình viện Rober Koch Institut làm việc dở, thiếu tính cách chuyên môn nhà nghề.
Bên Mỹ có cơ quan CDC (Centers for Disease Control and Prevention) ở 1600 Clifton Rd. Atlanta, GA 30333, USA, một cơ quan trung tâm đặc trách lo giải quyết mỗi khi có dịch nhiễm trùng xảy ra, tránh được việc tranh chấp thẩm quyền.
Chính vì sự loan báo kết quả thử nghiệm chưa được xác định 100% khiến nhà nông nhiều nơi không bán được và phải vứt bỏ cả tấn nông phẩm, bị thiệt hại tài chánh nặng nề, nhất là các nông trại bên TBN. Cả nông trại trồng giá ở Uelzen cũng than phiền lỗ lã.
Ngày 07.06.2011 liên hiệp Âu Châu (EU) dự tính sẽ bồi thường cho các nhà nông bị „oan“ số tiền lên đến khoảng 0,5 tỷ Euro.
Người tiêu thụ như mình làm sao tránh được bệnh dịch EHEC?
Đừng ăn rau, dưa, trái cây chưa rửa sạch! Đừng uống sữa thô chưa đun nóng!!!
Dưa leo và giá sống là hai thực phẩm chính bị nghi ngờ, chỉ nghi ngờ thôi vì cho tới ngày 07.06.2011 vẫn chưa có kết quả chắc chắn chứng tỏ chúng đích y "là thủ phạm“.
Dù vậy nếu muốn ăn hai loại thực phẩm này hay các loại rau, trái cây khác, mình nên rửa thật sạch và gọt vỏ được thì càng tốt như ở trường hợp dưa leo. Dao, thớt cũng phải rửa sạch sau khi dùng.
Tốt hơn nữa là bạn xào giá, rau, cà chua… nếu được, vì nhiệt độ cao là phương cách khử trùng tốt nhất.
Cần đun, xào nóng ít nhất 10 phút ở 70°C. Ngoài ra mình cũng nên chú ý là không để các loại rau chưa được rửa sạch còn dính đất cát vào tủ lạnh chung với các thực phẩm khác.
Đối với các thực phẩm động vật như các loại thịt, xúc xích (Wurst, sausage), trứng mà vỏ còn dính rơm rạ, đất.... mình cũng nên hết sức cẩn thận, vì chúng cũng là nguồn chứa EHEC.
Biết đâu trong những ngày tới các viện y tế cũng tìm được các thực phẩm động vật bị nhiễm EHEC. Có tin nước Cộng Hòa Tiệp đang thử nghiệm tìm EHEC trong thịt nhập cảng từ Đức qua.
Các điều kiện vệ sinh căn bản trong nhà bếp như rửa, lau chùi sạch sẽ, nếu cần thì phải dùng thuốc bơm, xịt diệt trùng… cũng rất quan trọng.
Còn vệ sinh cá nhân là chuyện ta dĩ nhiên không quên được. Đừng quên rửa tay trươc khi bạn "sờ mó“ các thức ăn và lại rửa tay sau khi nấu xong.
Còn chuyện rửa tay cho sạch sau khi đi cầu, đi tiểu phải là chuyện đương nhiên.
Sau khi thăm ai trong bệnh viện, mình cũng phải rửa và khử trùng tay trước khi rời nhà thương.
Trong khu bệnh nhân nằm thường có các chai nước diệt trùng (Desinfektionsmittel, disinfectants) treo trên tường dùng cho mục đích này. Bạn chỉ cần nhấn váo chai là tự động chai xịt thuốc khử trùng vào tay bạn.
Trước khi chấm dứt phần này xin lưu ý bạn là trong thời buổi bệnh EHEC đang đe dọa này, mình nên tránh mua các món sà lách trộn và làm sẵn (Fertigsalate, ready-to-eat packed salads) bày bán tại các siêu thị hay ở các tiệm McDonald.
Mình không lường được tình trạng vệ sinh của các nơi sản xuất thực phẩm này cũng như không biết được nguồn gốc các loại sà lách từ đâu đến.
Xác định được nguồn gây bệnh (Kontaminationssquelle, source of contamination) vô cùng khó khăn.
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/1108-1108



Dec 31, '09 9:01 AM
for everyone

Liều thuốc thần hiệu
http://www.ngoisaoblog.vn/m.php?u=hominhquang&p=195471
Người viết: Hồ Minh Quang
Thứ Tư, ngày 30 tháng 12, 2009


Những ngày đầu năm 1989, tôi mới vừa thoát khỏi tuổi 40, nhưng so với bây giờ có khi tôi còn…yếu hơn. Cứ 2 ngày lại một lần cấp cứu xuống phòng y tế cơ quan, tiêm long não B1 để khỏi chóng mặt hoặc xỉu trên bàn làm việc. Chóng mặt là một chuyện vậy rồi, nhưng bệnh đau đầu thì khủng khiếp. Thực ra tôi đau từ khi mới ra trường. Suốt 20 năm công tác (tôi tốt nghiệp ĐH khi chưa tới 20 tuổi, hơi sớm nhưng sẽ kể lại sau), tôi phải chịu đựng căn bệnh này nhưng cơ quan lại hầu như không biết, vì tôi cứ gồng lên, vẫn làm đủ thứ việc mà không kêu ca gì cả. Chỉ vợ chồng tôi tự đưa nhau đi chữa mà không khỏi. Lúc nào chồng tôi được ở nhà, tôi lại nhờ anh đấm thật mạnh lên đỉnh đầu. Tôi còn đưa cho anh một cái khóa đồng rất to, và bảo “anh cứ nện thật mạnh như nện kẻ thù ấy, em ko việc gì đâu”…”giá như chúng mình ko yêu nhau nhỉ, vợ chồng cứ cãi lộn đánh nhau, anh cứ túm tóc em mà giật có khi em lại …khỏi đau đầu,…” Anh thương tôi lắm, chỉ day trên huyệt bách hội, day bao năm trời đến nỗi bây giờ đỉnh đầu tôi còn lõm xuống…Đến năm 40 tuổi như nói ở trên, tôi bị thêm nạn chóng mặt nặng thế thì ko dấu nổi nữa rồi. Cũng may vì đơn vị cũ giải thể, tôi được chuyển về đơn vị mới công việc rất nhàn hạ nên đồng nghiệp cũng thông cảm và cứ cấp cứu tôi vậy thôi…
Một hôm, thủ trưởng cơ quan gọi tôi lên và bảo: “Chúng tôi định cử chị đi biệt phái vào Đà Nẵng một năm. Nếu chị thu xếp gia đình và đi được, từ mai chị sẽ làm việc với đơn vị mới, đang có chuyên gia đào tạo huấn luyện ở đó, chị tham dự luôn…và chị bàn giao công việc đang làm cho đơn vị cũ, chúng tôi sẽ làm quyết định điều động…”.
”Xin anh cho em ít ngày để suy nghĩ và thu xếp gia đình, bởi em có 3 con còn nhỏ, mẹ em thì già yếu, chồng lại ở đơn vị bộ đội xa nhà. Tuy nhiên, từ ngày mai em cũng sẽ dự lớp giảng của chuyên gia, cũng để xem mình có tiếp thu được nữa không…rồi em báo cáo lại các anh”. Tôi trả lời, không dám đả động gì bệnh tật của mình.
Ngày hôm sau, tôi sang nghe chuyên gia Tây giảng, đầu óc muốn vỡ tung ra từng mảng, phần vì kiến thức mới, phần vì tiếng Anh bập bùng…Mà làm việc thì tối ngày, đâu chỉ 8 giờ vàng ngọc…Tôi không biết rồi một lúc đẹp trời nào tôi lại giở cơn chóng mặt ra thì hết phép…
Đúng lúc đó, một cô bạn gái ở đơn vị đang công tác đưa tôi một quyển sách nhỏ. Cô bảo “Chị ơi, em cho chị mượn mà đọc này, chị xem thế nào…NIỆU LIỆU PHÁP chữa bách bệnh đấy. Chú em thấy em bệnh nặng quá (cô gái đang bị bệnh thận nặng, mấy lần suýt chết), ở TP HCM gửi ra cho em. Em đã đọc nhưng em chịu, ko áp dụng được. Còn chị, chị cứ đọc đi cho vui…”
Giờ nghỉ trưa, hôm nào tôi cũng quay về nơi cũ, ăn cơm cùng mấy chị em quen rồi, tôi giở sách ra và đọc chung cho mọi người nghe. Đọc đến đâu là tôi và mọi người cứ lăn ra mà cười, ai đời đem nước tiểu khai rình mà uống bao giờ, chả chữa bệnh thì đừng…
Nhưng rồi, tối đến về nhà, tôi nghĩ thế nào lại đem ra đọc lại một mình. Lần này tôi chả thấy có gì buồn cười cả. Tôi lật đọc kỹ về chứng bệnh chóng mặt, đau đầu…Một ý nghĩ vụt đến…Hay là mình thử xem sao, biết đâu mình đỡ, có đỡ mới đi Đà Nẵng được chứ…Tôi nói với chồng tôi về chuyện này. Anh bảo “Em có muốn đi Đà Nẵng không? Nếu muốn, thì có lẽ phải liều thật. Ngày xưa, anh thấy má bảo phụ nữ khi sinh con cũng uống nước tiểu mà. Chắc ko sao đâu. Vợ chồng mình sẽ nhờ bà trông nom nhắc nhở các cháu. Anh sẽ xin đơn vị hôm nào ko có giờ dạy là về nhà với các con. Em đừng lo…” Được lời như cởi tấm lòng, tôi mừng lắm và thầm cảm ơn anh…Tôi muốn đi lắm chứ, để thử sức mình trong môi trường mới lạ, để có lương và phụ cấp cao hơn, để dùng được nhiều tiếng Anh hơn, để có dịp thoát khỏi nơi làm việc nhàn hạ nhưng buồn chán. Tôi phải đi, với điều kiện có sức khỏe…NLP là giải pháp duy nhất, một giải pháp liều nhưng cũng để khẳng định luôn tác dụng của nó, và trả lời chính xác, tôi có đi Đà Năng được không.
Vậy là tôi quyết định vào cuộc. Tôi lẳng lặng đi làm bình thường và đem theo một cái bát … ô tô cùng bàn chải thuốc đánh răng! Bởi sách dạy rằng để chữa bệnh thì một tuần đầu phải uống hết số nước tiểu thải ra, sau đó mới chuyển sang “dưỡng sinh” tức là ngày uống một lần một ly vào buổi sang thôi. Uống hết nên phải có bát ô tô chứ còn gì nữa hì hì…Tất nhiên tôi phải làm kín đáo và thầm lặng ko dám nói với ai, sợ bạn bè đồng nghiệp cười chết…Khi đi làm về đến nhà thì câu chuyện giản đơn hơn, chỉ dấu mẹ và các con thôi, còn chồng thì đã ủng hộ rồi. Anh, vốn tính khôi hài, còn chêu tôi nữa (mà cũng là thật): “Anh bảo này, em chịu khó chế biến cho dễ uống. Em bỏ vào chai để trong tủ lạnh, bảo đảm nó sẽ giống … bia, còn nữa em nấu lên bỏ tí mì chính và hành lá thành món canh được không? Anh tiếc là không được chia xẻ với em vì em phải sở hữu một mình toàn bộ cái nước thần ấy…” Tôi buồn cười quá mà cũng thấy khiếp khiếp…
Tôi đã liều mình như vậy, và sự thể diễn ra y như sách bảo. Hàng ngày, buổi sáng tôi bị đi cầu giống như tiêu chảy mà ko phải tiêu chảy, đó chỉ là cơ thể thải hết … độc ra thôi! Và chỉ sau đúng hai ngày, tôi bỗng biến thành một người khác hẳn, tôi ko có chóng mặt đau đầu gì hết, tôi cảm thấy mình khỏe mạnh kỳ lạ. Tôi học, làm việc với chuyên gia, với bạn bè thoải mái ngày có tới mười mấy tiếng…mà như…không. Cường độ lao động rất cao, rất căng thẳng, không có bồi bổ gì ngoài cái nước thần do mình tự sinh ra mà cứ phăm phăm, đúng là thuốc tiên thật. Tôi không cần suy nghĩ gì thêm, lên báo cáo ngay với lãnh đạo, tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Bạn bè, đồng nghiệp ở nơi tôi vốn đang làm việc thì ko hiểu được sao bỗng dưng tôi lại làm việc thật nhiều mà ko chóng mặt lần nào…còn đau đầu thì chỉ tôi mới biết, tôi hoàn toàn khỏi chứng bệnh này sau 20 năm lăn lộn khổ sở chịu đựng.
Thế là tôi đi Đà Nẵng. Một năm biệt phái ở nơi này, tôi dã tăng 8 kg, đã thay da đổi thịt, có thể nói vậy không ngoa chút nào. Tôi chỉ còn áp dụng chế độ dưỡng sinh thôi, ngày một lần, tất nhiên là ko ai biết việc này, tôi vẫn dấu chứ ko dám kể ra như bây giờ cho bạn bè chia xẻ. Tôi đã làm việc say sưa miệt mài vất vả mà ko bao giờ thấy mỏi mệt. Tôi không chỉ làm việc ban ngày mà gần như suốt đêm nữa. Mấy cậu thanh niên trẻ hơn tôi hàng chục tuổi cứ lắc đầu “Tụi em không hiểu được vì sao chị lại có sức khỏe phi thường đến thế,,,”Tôi chỉ cười và bảo “tại Đà Nẵng hợp khí hậu đấy thôi, vào đây chị ăn cá nhiều nên khỏe, vả lại chị phải làm thật nhiều để chóng ra bắc, bốn bố con và mẹ già đang chờ chị kìa…”.
Thế đấy, tôi đã sống và làm việc bằng một con người khác hẳn. Tôi không giống tôi ngày xưa một tí nào nữa. Tôi có cố nghĩ rằng mình đang bị đau đầu thì cũng chả bao giờ thấy đau, có lo chóng mặt thì cả năm trời ở Đà Nẵng không có lấy một lần chóng mặt…
Xong việc, tôi trở lại Hà Nội. Mọi người không ai nhận ra tôi cả, kể cả …chồng hì hì…Tôi mời một người bạn biệt phái cùng tôi vào Đà Nẵng đến nhà ăn cơm với vợ chồng tôi. Bạn quê ở Bình Định, chồng tôi thì Nha Trang (thực gốc họ nội ở Quảng Nam). Bạn hơn tôi một tuổi nhưng tôi ra trường trước, nên cứ gọi tôi là chị. Trong lúc hai anh em chén chú chén anh, bạn nói với chồng tôi “Anh…ạ, nói thực với anh, em nể anh, không thì em…đã …yêu chị T. rồi!” . Tôi ngớ người (chứ ko lạ, vì tôi biết bạn rất quí tôi mà luôn kìm nén tình cảm của mình, bởi bạn có vợ rồi mà tôi thì có chồng-HMQ đấy thôi…). Còn chồng tôi thì cười rất vui vẻ:” Không sao đâu cậu. Cậu không phải là người đầu tiên nói với mình điều này…Thôi uống đi nào…”. Tôi phát ngượng lên, vì biết chắc chắn rằng chồng tôi chêu bạn, chứ có ai nói thế bao giờ đâu...Nhưng biết tính anh hay đùa và khôi hài, tôi cũng cười ào vui vẻ.
Tôi đã trở về bên anh, bên các con, bên mẹ…Tôi sống rất hạnh phúc hai năm 1990, 1991 với sức khỏe, và một chút sắc đẹp đổi thay bên người chồng yêu quí. Tôi không biết được ngay sau đó , năm 1992 chồng tôi đã vĩnh biệt tôi mãi mãi. Nghĩ lại, đành giải thích là ông trời cho tôi một sức khỏe mới để có thể một mình nuôi 3 đứa con tới khi trưởng thành…
Hai mươi năm nay, có dăm ba lần tôi trở lại Đà Nẵng, khi còn đang làm việc. Từ khi nghỉ hưu, chưa có lúc nào quay lại. Lẽ ra năm 2009 này, sau đúng 20 năm tôi phải có một chuyến đi Đà Nẵng mới phải, mà tôi chưa thực hiện được vì trở ngại sức khỏe. Hy vọng sang năm 2010 vậy. Bây giờ vào Đà Nẵng, tôi không chỉ gặp lại bạn bè cũ, mà còn được gặp các bạn trên mạng, thích lắm đấy, nên tôi phải cố giữ sức khỏe thôi.
Ngày cuối năm, vắn tắt kể lại một sự cố cũng lại buồn cười xảy ra trong đời mình, tôi không có ý định rủ các bạn dùng NLP đâu. Đừng sợ, hãy đọc chuyện của tôi cho vui thôi. Tôi phải viết vội trong vài ngày tất niên đây, kẻo sang năm mới, không còn ý nghĩa của 20 năm nữa.
Chúc cả nhà NSBL mạnh khỏe, đón một năm mới an lành, may mắn và hạnh phúc nhé.

Khải Hoàn góp ý :
Lý liệu pháp là một cuốn sách nhỏ đã phát hành tự do từ Tp Hồ Chí Minh. Tinh thần của sách viết dưới ngọn đèn tư tưởng của chúa Ki tô, có vẻ thần bí. Về mặt khoa học thì chưa có tài liệu nào lý giải rõ ràng về lý liệu pháp cả. Tuy vậy nên ngẫm một điều này: Cơ thể chúng ta là một tuyệt tác trên trần gian, trong đó có hàm chứa các chức năng tự vệ và điều chỉnh. Nước tiểu hiện chỉ mới được khoa học hiện đại phát hiện ra một số lượng các chất cấu thành mà chưa thể biết hết những phần vi mô của nó. Nói rõ hơn là chưa thể đọc được các yếu tố ADN chứa trong nó những jen mang thông tin cực kỳ tài tình trong chưc năng điều chỉnh sàng lọc, để bảo tồn cơ thể. Mọi phương pháp chữa bệnh bằng kinh nghiệm cổ truyền đến nay có nhiều cái mà y học hiện đại chưa lý giải được, nhất là phương pháp chữa bệnh bằng lực vô hình (năng lượng sinh học). Vậy câu chuyện của bạn Minh Quang tuy là chuyện vui nhưng cũng có ích đó.
KH.
em mới chỉ hứng nước tiểu của trẻ con xông lá lốt cho chân của XTT bớt nhức thui,nhưng em bỗng tò mò với bài thuốc của chị ,em đanhg bệnh khắp mình mẩy đây chị ạ!
Dĩ độc trị độc và không phải đúng cho tất cả!
Thật may là @MQ hết bệnh, đúng là phước chủ may thầy, hê hê!
Những năm sơ tán chống Mỹ em cũng thấy một bà người trong họ uống nước tiểu nhưng là của trẻ con. Đọc bài của chị muốn áp dụng cho mình, lúc nào rỗi chị bày cách hoặc cho em xin tài liệu hướng dẫn chị nhé. Cảm ơn chị trước.
Êu ơi! Nước ấy mà cũng uống được à? Thế khi Cô uống Cô có cho thêm đường hay đá không ạ? Khi uống nước ấy Cô mở mắt hay nhắm mắt vậy? Nước ấy có mùi gì Cô nhỉ?
Cuối năm nhiều chuyện bận quá nên ít đi thăm bạn bè được thông cảm nhé. Chuyện liệu liệu pháp ấy trước mình cũng tích cực lắm. chắc giờ khỏe là nhờ nó chăng. Chúc năm mới thêm nhiều sức khỏe MQ nhé.
*************************

Lưu trữ
ngandu
ngandu wrote on Dec 31, '09
ôi thật vậy sao? e chưa tin lắm. chắc phải tìm hiểu thêm tài liệu trên mạng về chuyện này mới dc. nhưng câu chuyện thì thật thú vị ah.
yeuhanoi
yeuhanoi wrote on Dec 31, '09, edited on Dec 31, '09


Chào các bạn đọc bài này của Hồ Minh Quang.

YHN có đôi lời ghi chú như sau:

YHN vốn là thành viên của NSBL, khi đọc bài này có ghi comment như ở trên với nick Khải Hoàn. Ghi xong rồi thì thấy thông báo là ý kiến còn qua kiểm duyệt mới được. Bực mình chép luôn nó về đây để chúng ta cùng xem. Đó là lý do tại sao mình có thể xếp ý kiến của Khải Hoàn lên phía trên cùng với cỡ chữ tương đối lớn cho bõ cái chuyện kiểm duyệt ( cái gì cũng kiểm với duyệt , thật vô bổ, mất thì giờ..). Cứ như bên Multiply ta thì có nhanh chóng hơn không chứ ?

YHN.


laodochanh
laodochanh wrote on Dec 31, '09
Mẹ Lão hồi còn sinh nở cũng có uống nước tiểu của trẻ con. Bà uống khá nhiều và tỏ vẻ rất ngon lành là khác. Mãi sau này mới nghe bà nói rằng: Tiểu ra uống ngay khi còn hơi ấm thì không thấy mùi khai khó chịu của nước tiểu. Cũng không khó uống lắm như người ta tưởng... Chẳng biết có đúng không. Nhưng Lão thì thấy tận mắt đó...?
yeuhanoi
yeuhanoi wrote on Dec 31, '09, edited on Dec 31, '09


Sự việc có thực hay không thì YHN không biết, chỉ biết đây là một tin có đăng trên NSBL. Mình chép nó sang đây bảo toàn tất cả các links (trừ ảnh). Bạn nào chưa tin muốn xem bản gốc thì nhấn vào cái link màu xanh sáng 04:59 PM ở cuối bài (khá nhạy). Những link không dùng ảnh mình đều bảo toàn cả. Bạn có thể truy cập tới những blog khác trong NSBL qua các tên nicks (đã cài sẵn link) tại trang copy này.


khangaran
khangaran wrote on Oct 5, '12
Ngày xưa ở quê mình nước tiểu khá phổ biến, chưa được nhiều bệnh.
-Như thoa và uống cho tan máu bầm của mấy anh chàng tập võ.
-Cũng có mấy người đau đầu uống, nhưng không nghe nói hiệu quả, vì mình chẳng quan tâm.
- Còn mấy bà sinh nở thì thấy hay uống, không hỏi nên không biết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét