Vượt tường lửa kiểm duyệt bằng " Psiphon 3 "
http://wwwvietnamquehuong.blogspot.com/2013/06/vuot-tuong-lua-kiem-duyet-bang-psiphon-3.html#more
RFI
Psiphon 3 là gì? Psiphon 3 là một công cụ giúp bạn truy cập Internet mà không bị kiểm duyệt. Với Psiphon 3, bạn có thể truy cập các nội dung trên mạng, địa chỉ máy IP của bạn không bị nhận diện, vì Psiphon giúp thay đổi proxy mỗi lần bạn nối kết.
Để biết thêm và xem cách hướng dẫn sử dụng, xin các bạn bấm vào chỗ này : Psiphon 3
Bạn cũng có thể vào thẳng địa chỉ trang nhà của Psifon bằng cách nhấn vào đường chuyền này : https://s3.amazonaws.com/0ubz-2q11-gi9y/vi.html
Psiphon được sáng chế bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Munk, Đại Học Toronto, Canada. Đây là công trình của các ông Ronald Deibert, Nart Villeneuve và Michael Hull nhằm giúp người dùng internet từ trong các quốc gia đang dùng tường lửa bưng bít thông tin, có thể nối mạng đến bất cứ trang nhà nào trên thế giới.
Psiphon rất dễ sử dụng, người dùng psiphon không phải cài đặt nhu liệu nào vào máy. Bộ máy kiểm duyệt sẽ không có chứng cớ gì để buộc tội người dùng psiphon vì trên máy không cài đặt phần mềm hay có bất cứ dấu vết liên hệ đến mạng psiphon.
Bạn cũng có thể vào thẳng địa chỉ trang nhà của Psifon bằng cách nhấn vào đường chuyền này : https://s3.amazonaws.com/0ubz-2q11-gi9y/vi.html
Psiphon được sáng chế bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Munk, Đại Học Toronto, Canada. Đây là công trình của các ông Ronald Deibert, Nart Villeneuve và Michael Hull nhằm giúp người dùng internet từ trong các quốc gia đang dùng tường lửa bưng bít thông tin, có thể nối mạng đến bất cứ trang nhà nào trên thế giới.
Psiphon rất dễ sử dụng, người dùng psiphon không phải cài đặt nhu liệu nào vào máy. Bộ máy kiểm duyệt sẽ không có chứng cớ gì để buộc tội người dùng psiphon vì trên máy không cài đặt phần mềm hay có bất cứ dấu vết liên hệ đến mạng psiphon.
TOR: công cụ mới giúp người sử dụng Internet trong các chế độ độc tài
2007-11-04
Trà Mi, phòng viên đài RFA
Trong một thông cáo báo chí phổ biến đầu tuần này, nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ đã giới thiệu một phần mềm miễn phí, giúp người dân ở các quốc gia bị kiểm soát internet gắt gao vượt qua bức tường lửa, tiếp cận với các luồng thông tin tự do trên toàn cầu, cũng như tăng cường tính bảo mật và an toàn cá nhân khi trao đổi thông tin hoặc bày tỏ quan điểm trên Internet.
Công cụ mới này mang tên TOR.
Để hiểu rõ hơn cách hoạt động và công dụng của TOR cũng như cách áp dụng cụ thể cho trường hợp Việt Nam, Trà Mi hỏi chuyện bà Shava Nerad, Giám đốc điều hành và phát triển của Dự án TOR tại Hoa Kỳ.
Bảo mật và cổ vũ tự do thông tin
Trước tiên, bà Shava Nerad giới thiệu sơ lược về phần mềm bảo mật thông tin TOR: “TOR là phần mềm máy tính có chức năng xoá dấu vết, dấu địa chỉ xuất xứ của người truy cập khi họ gửi, nhận, hay đọc thông tin trên mạng internet.
Ngoài ra, TOR cũng là công cụ giúp người dân ở những quốc gia độc tài có thể vượt từơng lửa để tiếp cận với những luồng thông tin tự do, đa chiều bên ngoài.
TOR được sử dụng cho nhiều mục đích lắm, không chỉ để bảo vệ an toàn cá nhân của ngừơi sử dụng net, mà còn bảo mật các thông tin riêng tư của họ khi trao đổi trên mạng. Chẳng hạn như tôi dùng TOR mỗi khi tôi lên net ở các quán cà phê Wi-Fi.
Bởi lẽ, thừơng ở các quán cà phê Wi-Fi này, với một máy tính xách tay, một người trong phạm vi phát sóng có thể truy nhập vào máy mình, đọc trộm các thông tin trao đổi của mình.
Ngừơi sử dụng TOR chỉ cần lên hai trang web của chúng tôi là www.tor.eff.org, hoặc trang www.torproject.org, để tải phần mềm TOR về máy tính của mình. Trong nhiều trường hợp, chương trình sẽ tự cài đặt ngay lập tức, rất dễ dàng, nhưng cũng có trường hợp hơi khó khăn một tí”.
Trà Mi: Xin bà cho biết TOR giúp che dấu địa chỉ truy cập của người sử dụng, bảo mật thông tin cá nhân, tránh sự dòm ngó của an ninh mạng bằng cách nào?
Bà Shava Nerad: TOR giúp người sử dụng dấu đi địa chỉ truy cập của họ bằng cách đưa những thông tin trao đổi trên net của người đó qua nhiều máy chủ trung gian khác nhau.
Thông tin từ máy tính của bạn khi đưa tới máy chủ thứ nhất sẽ được mã hoá. Vì vậy, những nhân viên an ninh theo dõi các hoạt động trên mạng không thể biết được nội dung bạn trao đổi là gì, họ chỉ biết là bạn đang liên hệ với một máy chủ TOR mà thôi.
Máy chủ thứ nhất này, khi nhận được thông tin của bạn truyền tới, sẽ thực hiện thêm một thao tác mã hoá nữa, rồi mới chuyển tới máy chủ thứ nhì. Sau đó, thông tin được chuyển tới một máy chủ thứ ba để được giải mã, và cuối cùng là gửi đến địa chỉ ngừơi nhận.
Vào khi thông tin được chuyển tới máy chủ thứ ba, ngừơi ta có thể đọc được nội dung của nó, nhưng không thể biết được nguồn gốc xuất xứ của thông tin đó là từ đâu, bởi đã có sự tương tác can thiệp của hai máy chủ 1 và 2 trứơc đó. Để làm được việc này, chúng tôi đặt rất nhiều máy chủ trung gian ở khắp nơi trên thế giới.
Những điều cần biết khi sử dụng TOR
Trà Mi: Muốn sử dụng phần mềm TOR một cách an toàn, cần phải làm gì, thưa bà?
Bà Shava Nerad: Để sử dụng TOR một cách an toàn, chúng tôi đề nghị một số bứơc sau đây:
Trước tiên, bạn cần tải toàn bộ phần mềm TOR về máy, rồi cài đặt. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng tự động vận hành thích ứng với các chương trình trong máy tính của bạn. An toàn nhất, bạn nên sử dụng trình duyệt web Firefox thay vì là trình duyệt web Internet Explorer.
Khi tải TOR về máy, bạn sẽ thấy ngay góc cửa sổ trình duyệt có bảng báo rằng TOR được kích hoạt hay ngưng hoạt. Bảng này cũng giúp bạn mở TOR lên, hay tắt nó đi, trong trình duyệt web của mình.
Ngoài ra, bạn có khi cũng cần phải cài đặt một trình duyệt riêng biệt để không bị java, vì cũng có một vài sự chọn lựa không cho phép các chương trình âm thanh, hình ảnh (tức multi-media plugs-in) hay thậm chí sự chọn lựa ftp trong trình duyệt, có thể làm lộ địa chỉ của bạn.
Bất cứ lúc nào có thể, bạn cũng nên sử dụng phương pháp mã hoá ngay lập tức bằng cách sử dụng https, hay mã hoá email và nội dung chat, như sử dụng gmail chẳng hạn vì gmail cho phép bạn kết nối bằng https.
Lý do là vì, mặc dù phần mềm TOR có thực hiện mã hoá trong các giai đoạn chuyển tải thông tin từ ngừơi gửi đến ngừơi nhận, nhưng tới giai đoạn thông tin được máy chủ thứ ba chuyển tới địa chỉ nhận cuối cùng, thì không thể mã hoá, trừ khi chính bản thân người gửi, là bạn, đã sử dụng phương pháp mã hoá khi gửi ngay từ đầu.
Bạn cần lưu ý đọc kỹ các thông tin chỉ dẫn trước khi tải TOR về, vì vấn đề không chỉ là cài đặt được nó, mà là phải sử dụng được nó một cách hiệu quả. Nhớ là khi tải chương trình về, đừng để trình duyệt web của bạn có những sự lựa chọn mà tôi vừa đề cập ban nãy.
Một khi TOR đã được tải về đúng cách, người ta khó có thể lần ra địa chỉ của bạn mỗi khi bạn truy cập vào mạng để thu thập hay phổ biến thông tin. Thật ra, cũng có khả năng bị truy ra đấy, nhưng phải mất rất nhiều công sức và thời gian. Không có cái gì an toàn tuyệt đối, nhưng vấn đề là bạn biết cách xoay sở để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy tới.
Ứng dụng cho trường hợp Việt Nam
Trà Mi: Những cư dân mạng tại các nứơc kiểm duyệt internet gắt gao như Việt Nam muốn tải phần mềm TOR về máy của họ để sử dụng, cần lưu ý những gì?
Bà Shava Nerad: Ở vài quốc gia, hai trang web để tải chương trình TOR về là www.tor.eff.org và trang www.torproject.org cũng bị chính phủ đặt từơng lửa ngăn chặn để ngừơi dân không tiếp cận được.
Nếu bạn không truy cập vào được hai trang này, thì vẫn có nhiều trang web khác trên mạng có bản copy của phần mềm này cho mọi ngừơi tải về máy. Bạn nên tìm các trang web đó trên net.
Ngoài ra, cũng có nhiều người download được TOR nhờ bạn bè cho mượn bản copy chương trình mà họ đã sao chép ra đĩa.
Ở những nước kiểm soát internet gắt gao, khi bạn bị phát hiện trên máy tính có chương trình bảo mật TOR cũng có thể là một cái tội. Cho nên, để an toàn hơn nữa, nhiều người đã tải và cài đặt TOR trong các USB hay vào đĩa, cất riêng chỗ khác, để phòng khi máy tính có bị tịch thu thì cũng không bị phát hiện là có sử dụng TOR.
Tại địa chỉ www.globalvoicesonline.org, có hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng TOR để truy cập, hoặc phổ biến thông tin trên các trang web, trang blog. Nhiều ngừơi ở Việt Nam đã vào trang này để được chỉ dẫn dùng TOR, hầu bảo đảm an ninh cá nhân mỗi khi lên mạng.
Trà Mi: Bà vừa trình bày những ưu điểm của TOR, thế còn những khuyết điểm thì sao ạ?
Bà Shava Nerad: TOR giúp chuyển tải nội dung trao đổi trên mạng của bạn qua nhiều máy chủ khác nhau để xoá địa chỉ gốc, nên quá trình này cũng có thể khiến cho sự truy cập internet của bạn bị chậm đi đôi chút, giống như khi ta muốn làm việc gì an toàn, chắc chắn thì ta phải làm chầm chậm, từ tốn vậy mà.
Trà Mi: Ngừơi sử dụng TOR không cần phải đăng ký một tài khoản riêng với tên truy cập và mật khẩu, phải không ạ?
Bà Shava Nerad: Không, bạn không cần phải đăng ký gì cả. Và nhờ cách thức xếp đặt quá trình chuyển tải thông tin của TOR, nên cho dù có một máy chủ nào trong số 3 máy chủ trung gian mà có là an ninh mạng trá hình đi chăng nữa, thì họ cũng chỉ biết được là có ngừơi đang sử dụng TOR, chứ không biết được nội dung trao đổi, vì thông tin đã được mã hoá ngay từ ban đầu.
Còn khi thông tin đến máy chủ cuối cùng thì có thể biết đựơc nội dung, nhưng lúc ấy, lại không biết được nguồn gốc xuất xứ từ đâu.
Trà Mi: Đã có ghi nhận trường hợp nào sử dụng TOR bị an ninh mạng truy ra được chưa, thưa bà?
Bà Shava Nerad: Chỉ có vài trường hợp những ngừơi tự nguyện làm máy chủ trung gian gặp phiền hà với chính quyền sở tại, chứ chúng tôi chưa có ghi nhận trường hợp nào sử dụng TOR mà bị bắt bớ cả.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bà Shava Nerad, Giám đốc điều hành và phát triển của Dự án TOR tại Hoa Kỳ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.